Bệnh Án Y Học Cổ Truyền Sốt Xuất Huyết

Bệnh Án Y Học Cổ Truyền Sốt Xuất Huyết

VACCINE QDENGA: PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

Phòng chẩn trị Y học cổ truyền Thọ An Đường

Địa chỉ: Nhà D1A ngõ 360 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội

Phòng khám Thọ An Đường được mở bởi bác sĩ khoa Khám chữa bệnh chất lượng cao - Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Đây là một phòng khám tư về YHCT uy tín tại Hà Nội.

Phòng khám Y học cổ truyền uy tín

Với những bệnh nhân quan tâm và đang có nhu cầu tìm hiểu một địa chỉ khám chữa bệnh bằng thuốc Đông Y tốt thì có thể tham khảo nội dung bài viết dưới đây. Bài viết đưa ra gợi ý về cả bệnh viện công lập và cả cơ sở y tế tư nhân để bệnh nhân và người nhà có thể tham khảo.

Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Địa chỉ: Số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Dù chuyên khoa về YHCT nhưng Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương có đầy đủ các chuyên khoa cận lâm sàng thực hiện Chụp chiếu, xét nghiệm, thăm dò chức năng, sản xuất thuốc Đông y.

Bệnh viện khám, nhận bệnh nhân vào điều trị nội trú, điều trị ngoại trú với các chuyên khoa khám: Nội, ngoại, phụ, nhi, nam khoa, vật lý trị liệu, thủy trị liệu, châm cứu, xoa bóp, xử lý cấp cứu ban đầu. Bệnh viện cũng kết hợp điều trị Đông Tây y mang lại hiệu quả khám chữa bệnh hiệu quả cao và trên nhiều đối tượng người bệnh và nhiều nhóm bệnh khác nhau.

Địa chỉ: Số 49 Thái Thịnh, quận Đống Đa, Hà Nội

Bệnh viện Châm cứu Trung ương là cơ sở y tế có uy tín lớn về châm cứu và phục hồi chức năng. Khám, cấp cứu, điều trị, phục hồi chức năng cho người bệnh ở tuyến cao nhất bằng phương pháp không dùng thuốc: Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, dưỡng sinh…

Bệnh viện được đánh giá tốt về kết hợp tốt giữa y học hiện đại với YHCT trong chẩn đoán và điều trị bệnh, được người bệnh tín nhiệm. Bệnh viện Châm cứu Trung ương sử dụng phương pháp điều trị đa dạng kết hợp giữa YHCT và Y học hiện đại gồm:

Địa chỉ: Số 442 Kim Giang, quận Hoàng Mai, Hà Nội

Viện YHCT Quân đội là đơn vị đầu ngành về YHCT trong toàn quân và là một trong 5 cơ sở Y học cổ truyền lớn tại Việt Nam.

Hiện tại, Viện điều trị có hiệu quả trên 50 mặt bệnh bằng phương pháp kết hợp Đông - Tây y. Từ kết quả thừa kế, điều trị và nghiên cứu khoa học, tới nay, Viện đã tạo ra được trên 60 chủng loại thuốc. Hàng năm, đơn vị sản xuất trên 100 tấn dược phẩm các loại phục vụ điều trị nội và ngoại trú dưới dạng: viên hoàn, viên nang, viên nén, cao lỏng, chè tan, thuốc bột...

Các bệnh điều trị hiệu quả tại đây bao gồm: Bệnh lý hậu môn trực tràng (trĩ, rò hậu môn, viêm đại tràng),bệnh lý xương khớp (viêm khớp, thoát vị cột sống, thoái hóa xương khớp),bệnh lý tim mạch (tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, di chứng đột quỵ).

Ưu, nhược điểm của Y học cổ truyền

YHCT có các ưu điểm an toàn và hiệu quả. Chính vì vậy không chỉ Châu Á, nhiều nước Âu, Mỹ đã bắt đầu xu hướng “trở về với tự nhiên” qua việc sử dụng ngày càng nhiều các loại thuốc có nguồn gốc cây cỏ hay các phương pháp điều trị của YHCT để dự phòng, chữa trị và nâng cao sức khỏe.

Những phương pháp và nguyên liệu được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân trong YHCT có tính an toàn rất cao. Do các loại thuốc được sử dụng khi điều trị chủ yếu đến từ thiên nhiên ví dụ như: rễ cây, hoa, lá cây, thân cây, quả ... vốn quen thuộc, thân thiện với con người và luôn có sẵn ở mọi lúc mọi nơi. Do đó thường không có độc tính và tác dụng phụ đối với cơ thể người bệnh.

YHCT đã được rất nhiều nước trên thế giới công nhận về khả năng chữa bệnh của nó. Ngoài ra, nó còn trị được một số căn bệnh mãn tính mà Y học phương Tây cũng không tìm ra phương pháp. Y học cổ truyền không chỉ điều trị được bệnh mà nó còn có những loại thuốc giúp bổ xung dưỡng chất, có tác dụng làm đẹp cho con người.

Bên cạnh các ưu điểm trên YHCT còn tồn tại một số nhược điểm sau:

Điều trị bằng trong YHCT tuy mang lại hiệu quả cao nhưng tác dụng thường đến chậm, không nhanh như đối với Tây y. Ngoài ra, khâu bào chế thuốc thường khá kỳ công và mất nhiều thời gian do chủ yếu làm bằng thủ công. Nhiều loại thuốc trong YHCT thường có mùi đặc trưng và khá khó uống, đặc biệt với người bệnh chưa quen.

Nguồn nhân lực Y học cổ truyền còn hạn chế

Bác sĩ YHCT sau khi tốt nghiệp tại trường phải trải qua một quá trình học hỏi lâu dài sau đó, tích lũy kinh nghiệm, thực hành liên tục rồi mới được hành nghề. Hiện tại, nền YHCT vẫn chưa thật sự đầu tư nhiều về số lượng cơ sở khám đông y cũng như chất lượng nhân viên y tế và trình độ hiểu biết từ phía bệnh nhân.

Trung tâm điều trị phục hồi Xương khớp Việt Nam

Địa chỉ: Số 15 ngõ 135 Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội

Trung tâm điều trị phục hồi Xương khớp Việt Nam được thành lập với mục tiêu là đơn vị tiên phong hỗ trợ điều trị phục hồi xương khớp hiệu quả, an toàn, giúp đẩy lùi bệnh xương khớp, để tạo ra một cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc cho người bệnh.

Trung tâm đầu tư vào đẩy mạnh cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế phục vụ cho quá trình khám chữa bệnh.

Đội ngũ bác sĩ tại Trung tâm chủ yếu là các Thạc sĩ, Bác sĩ từ các Bệnh viện YHCT uy tín tại Hà Nội có lịch thăm khám. Ngoài ra, còn có lịch khám của các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ với nhiều năm kinh nghiệm.

Khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền

Chẩn đoán hay khám chữa bệnh bằng YHCT các phương pháp chẩn đoán bao gồm:

Chẩn đoán bằng phương thức quan sát (nhìn) tình trạng bệnh nhân tỉ mỉ như: thần, sắc, hình thái, mặt, lưỡi… của người bệnh, sẽ giúp thầy thuốc sơ bộ thấy cần đi sâu, nắm vững những vấn đề gì để biết được tình hình bệnh tật trong cơ thể phản ánh ra ngoài. YHCT rất chú trọng đến việc xem xét các bộ phận ở mặt, mắt, lưỡi… vì có quan hệ nhiều với các tạng phủ.

Phương pháp văn chẩn (nghe - ngửi)

Phương pháp văn chẩn là để ý đến những tính chất của các âm thanh như tiếng thở, tiếng ho, tiếng rên hay ngửi mùi phát ra từ người bệnh.

Hỏi người bệnh hoặc thân nhân người bệnh là một yếu tố hết sức quan trọng để cung cấp thêm cho thầy thuốc những chi tiết không thể biết được về tiền sử bệnh, diễn tiến bệnh từ lúc khởi bệnh đến lúc thăm khám. Hỏi sẽ giúp thầy thuốc bổ sung những khái niệm đã có, làm sáng tỏ những nghi ngờ đã có khi nhìn và nghe.

Thiết là cắt mổ xẻ để phân tích. Đây là khâu cuối cùng trong tứ chẩn, nhằm tập hợp đầy đủ những triệu chứng, giúp cho việc chẩn đoán bệnh một cách toàn tiện. Thiết chẩn gồm 2 phần :

Mạch chẩn: xem mạch để biết tình trạng thịnh, suy của các tạng phủ, vị trí nông, sâu và tính chất hàn, nhiệt của bệnh.

Xúc chẩn: sờ nắn vùng bụng, tứ chi, da thịt (bì phu, cơ nhục), đường đi của kinh mạch và bộ phận bị bệnh để tìm các biểu hiện bất thường.

Khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

Khoa YHCT là đơn vị chuyên môn kỹ thuật về YHCT hoạt động trong bệnh viện đa khoa đặc biệt tuyến trung ương, là cầu nối giữa Y học hiện đại với YHCT. Khoa Y học cổ truyền đã và đang nghiên cứu, kế thừa, phát triển nhiều bài thuốc và một số phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc mang lại hiệu quả cao.

Khoa YHCT có mối liên kết kết chặt chẽ với các khoa lâm sàng khác trong bệnh viện nên được hỗ trợ tối ưu về chuyên môn kỹ thuật, giúp cho công tác khám chữa bệnh luôn đạt hiệu quả cao nhất.

Điều trị chữa bệnh bằng Y học cổ truyền

Hiện nay các phòng khám YHCT thường vận dụng phương pháp châm cứu, thuốc uống hoặc dùng ngoài da và cả xoa bóp trong điều trị bệnh. Trong đó, việc châm cứu cho bệnh nhân dựa trên hoạt động của hệ thống kinh mạch với hàng trăm huyệt đạo trên cơ thể.

Hệ thống các huyệt và đường kinh mạch có mối liên hệ mật thiết với các tạng, phủ trong cơ thể, để điều trị các rối loạn ở tạng phủ nào, rối loạn kiểu nào thì cần can thiệp vào các huyệt tương ứng và một số huyệt khác để hỗ trợ cần thiết. Người thầy thuốc sẽ dựa trên nguyên lý này để điều trị, các rối loạn ở tạng phủ nào, rối loạn kiểu nào thì sẽ thực hiện can thiệp vào các huyệt tương ứng và một số huyệt khác liên quan để hỗ trợ nếu cần thiết.

Điều đặc biệt là hệ thống các huyệt, kinh mạch đó không thể dùng các phương pháp giải phẫu, sinh lý của Tây y để miêu tả được, tuy rằng trong thời đại ngày nay, châm cứu được sử dụng như một phương pháp gây vô cảm (gây tê) trong một số cuộc phẫu thuật (Đông Tây y kết hợp).