Mặc dù không phải là một học thuyết về đạo đức nhưng những triết lý nguyên thủy của Phật giáo đã dạy con người biết nguyên nhân của nỗi khổ và con đường giải thoát đau khổ bằng quá trình hướng thiện. Trên phương diện đạo đức học, triết lý đạo đức Phật giáo được coi là một đường lối sống, mội phương thức sống, một trìết lý sống, một cách tu dưỡng thân tâm để thực hiện lẽ sống, hướng tới Niết Bàn, tìm con đường thoát khỏi bể khổ trần gian. Tuy nhiên, sự giải thoát ấy không phải dựa vào một thế lực bên ngoài mà bản thân mình phải tự thực hiện lấy, như lời Phật dạy: Hãy tự mình là ngọn đèn soi sáng cho mình, hãy tự mình tạo cho mình chỗ nương tựa, và đừng nương tựa vào ai ngoài bản thân mình. Trước khi có sự du nhập của Phật giáo, tại Việt Nam đã có một nền văn hóa với các tín ngưỡng bản địa khá phong phú. Một trong những nguyên nhân khiến Phật giáo dễ dàng được tiếp nhận, có sức sống lâu bền tại Việt Nam vì trong nó chứa đựng những nội dung nhân sinh quan phù hợp với tâm thức, bản sắc văn hóa người Việt. Từ khi du nhập vào Việt Nam cách đây trên dưới hai nghìn năm, Phật giáo đã hòa nhập vào đời sống dân tộc không phải chỉ trong một giai đoạn, một thời đại mà trong suốt cả trường kỳ lịch sử lâu dài. Trải qua nhiều triều đại phong kiển, mối quan hệ giữa Phật giáo và nhà nước luôn được củng cố vì chúng song hành cùng tồn tại và phát triển, không bao giờ diễn ra sự tranh chấp giữa giáo quyền và thế quyền. Vì vậy, Phật giáo không chỉ ăn sâu vào đời sống tâm linh mà còn đi vào văn hóa dân tộc, trong đó có đạo đức con người Việt Nam. Ngay từ khi truyền bá vào nước ta ở đầu thời Bắc thuộc, Phật giáo đã chứng tỏ tính ưu việt của mình, giúp nhân dân bản địa tìm được hệ tư tưởng mới làm đối trọng với hệ tư tưởng Nho giáo của chế độ phong kiến Trung Quốc lúc bấy giờ. Những tư tưởng của đạo Phật đã dần ăn sâu vào tâm thức người Việt, khích lệ nhân dân chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và thực hiện thành công hàng loại cuộc kháng chiến bảo vệ chủ quyền đất nước. Chính vì thế, đạo đức Phật giáo đã trở thành luân lý sống của các Phật tử và đông đảo các tầng lớp trong xã hội, từ vua chúa, thiền sư, quan lại đến quần chúng nhân dân. Theo giáo sư Trần Văn Giàu, trong bảng giá trị truyền thống Việt Nam, tư tưởng yêu nước là giá trị đạo đức tinh thần hàng đầu, được hình thành trong quá trình dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Biểu hiện đầu tiên, rõ rệt nhất của lòng yêu nước là tinh thần độc lập dân tộc, ý thức đòi quyền tự chủ, tự do và bình đẳng cho nước nhà. Lòng yêu nước còn thể hiện ở sự anh dũng, bất khuất trước kẻ thù, sẵn sàng hy sinh tính mạng cá nhân để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Như chúng ta đã biết, trong Ngũ giới, Phật giáo cấm sát sinh, thực chất là cấm giết người, cấm giết các sinh vật khác một cách cố ý, đồng thời luôn đề cao và tôn trọng sự sống Phật giáo có tư tưởng hòa bình, với cái tâm từ bi, lương thiện. Tuy nhiên, Từ bi của Phậi giáo gắn liền với Trí, Dũng, tức là phân biệt thiện - ác, đúng - sai và dám đấu tranh bảo vệ chính nghĩa. Chính vì vậy, “trừ bạo” để cứu người, cứu dân tộc không phải là việc làm sai. Phật giáo căn cứ vào động cơ, mục đích của hành động để phân biệt thiện - ác. Hơn nữa, theo quan niệm của Bồ Tát giới, thấy người bị hại mà không cứu cũng là phạm giới nên việc sẵn sàng chống giặc ngoại xâm đế cứu đồng bào, giải phóng dân tộc lại được xem là việc thiện, việc nhân nghĩa. Đúng như một tác giả đã viết: “Thiện lớn, đức lớn, hợp thời đúng lúc, tùy nghi lúc này là ở cứu dân tộc, quê hương đất nước khỏi cái thảm họa là nạn ngoại xâm. Vì cái thiện lớn, đức lớn đó mà các Phật tử sẵn sàng cầm gươm lên ngựa, sẵn sàng vi phạm giới luật (cấm sát sinh), giết một người để cứu muôn người. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng, những người Phật tử không thể giáo điều máy móc ôm khư khư giới luật mà không được giết hại chúng sinh trong đó có cả kẻ thù, quân xâm lược giếi hại đồng bào. Không thể vì một điều thiện nhỏ cho cá nhân mà quên điều thiện lớn cho dân tộc, ở đây phá giới là theo tinh thần phá chấp" |l]. Nếu so sánh đạo đức Phật giáo với đạo đức người Việt với nét nổi bật là tinh thần yêu nước thì thấy có nhiều điểm tương đồng: Nhân sinh quan Phật giáo đã hòa quyện với tư tưởng yêu nước Việt Nam, từ đó, tinh thần từ bi, bác áì được thể hiện thành tinh thần nhân nghĩa. Theo giáo sư Trần Văn Giàu: "Mặc dủ Phật giáo không có chủ nghĩa yêu nước, nhưng đạo Phật Việt Nam tách khỏi chủ nghĩa yêu nước thì không còn giá trị gì hết” [2] Về triết lý sống, nhân sinh quan Phật giáo cũng khá gần với tư tưỏng, tâm hồn người Việt, đặc biệt là tinh thần nhân nghĩa, đạo lý từ bi, tinh thần hòa hiếu. Tinh thần thương người như thể thương thân này đã biến thành ca dao tục ngữ rất phổ biến trong nhân dân, như “Lá lành đùm lá rách”, hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Ngưởi trong một nước phải thương nhau cùng"... Ngoài đạo lý Từ bi, người Việt còn chịu ảnh hưởng sâu sắc cùa một đạo lý nữa trong giáo lý nhà Phật là đạo lý Tứ Ân, gồm ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân quốc gia và ân chúng sinh. Trong đạo lý Tứ ân, ân cha mẹ được coi là quan trọng nhất và có ảnh huởng rất sâu đậm trong tình cảm và đạo lý của người Việt Nam, điều này phù hợp với nếp sống, đạo lý truyền thống của người Việt Nam. Nhìn chung, trong lịch sử, Phật giáo vào nước ta một cách hoà bình. Đạo Phật cũng không gây nên sự đảo lộn, hoặc phủ định những giá trị tinh thần, những phong tục, tập quán truyền thống cùa cộng đồng người Việt. Chính vì thế, Phật giáo dễ thâm nhập và thấm sâu vào tâm thức người Việt. Mối quan hệ giữa đạo đức Phật giáo với những giá trị đạo đức Việt Nam truyền thống là mối quan hệ hai chiều: Phật giáo ảnh hưởng đến văn hoá, đạo đức truyền thống, và ngược lại, những cơ sở, điều kiện kinh tế - xã hội bản địa đã tạo nên nhiều nét đặc thù của Phật giáo Việt Nam. Có thể nói, đạo đức Phật giáo đã thực sự ăn sâu vào đạo lý truyền thống dân tộc, ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, lối sống, phong tục, tập quán của con người. Người Việt tiếp nhận đạo Phật không phảỉ chỉ là những nội dung triết lý ẩn chứa trong đó, mà quan trọng hơn là những hành vi đạo đức mang tính hướng thiện. Họ tiếp thu Phật giáo không phải với tư cách là một hệ tư tưỏng với các giáo lý cao siêu mà là những điều rất gần gũi với tâm tư, tình cảm của mình, mang tính nhân bản sâu sắc. Phật giáo vì thế từ yếu tố ngoại sinh đã lan tỏa rộng rãi, từng bước hòa nhập với nền văn hóa dân tộc, tác động mạnh mẽ đến nếp sống của mỗi con người và trở thành yếu tố nội sinh góp phần thúc đẩy sự vận động và phát triển của cộng đồng dân tộc Việt Nam truyền thống.
KẾ HOẠCH TOÀN HẢO CỦA SỰ HẠNH PHÚC
Những đạo hữu Phật Tử thường hay yêu cầu tôi giải thích tóm lược Phật Giáo trong vài chữ. Có lẽ định nghĩa đầy đủ và ngắn gọn nhất mà tôi có thể trình bày là Phật Giáo như một sự thích nghi giúp cuộc sống của mình hoà hợp với những định luật thiên nhiên. Giáo pháp (Dhamma) có thể thực hiện điều ấy không? Nó có thể làm được.
Từ ngữ Pali “Dhamma” là một trong những lối diễn tả toàn bộ mà nó có nhiều ý nghĩa, mặc dù tất cả những nghĩa đó đều tương quan với nhau. Trong cách dùng phổ thông nhất, nó có nghĩa là Ðạo Giáo, Giáo Pháp; nhưng Dhamma cũng có thể giải thích là sự Công Bằng, Chính Trực, hoặc đơn giản là Thiên Nhiên, hay Luật Tự Nhiên. Những định nghĩa này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ quan niệm rộng rãi của danh từ Dhamma và cái điều mà nó muốn giải thích.
Nếu mỗi cá nhân và mọi người, hết lòng theo khả năng mình, thực hành Giáo pháp đó; có nghìa là hành giả tự đặt mình sống hòa hợp với Thiên Nhiên, và những quy luật tự nhiên đã điều hành vũ trụ. Giáo pháp này cung cấp cho chúng ta một nếp sống mẫu mực mà chúng ta có thể thành thực gọi là: Một Kế Hoạch Sống Có Hạnh Phúc.
Ðiều quan trọng của hạnh phúc không phải là sự cố gắng quá sức. Mà hạnh phúc chỉ có thể hiện ra khi chúng ta biết sống hòa hợp với các định luật thiên nhiên, hầu giúp mang lại cho chúng ta sức khỏe, sự thành công, mãn nguyện, thanh tịnh, và tâm thần an lạc. Khi chúng ta sống bất hòa với những quy luật này, chúng ta sẽ mắc phải bệnh tật, gặp những thất bại, bất mãn, lo âu và mất quân bình. Trong sự ứng dụng thực tế vào cuộc sống hằng ngày, hòa hợp là thành quả của sự hiểu biết Phật Pháp (Dhamma); và bất hòa là kết quả do điều không thâm nhập giáo pháp của chúng ta.
Trước hết, chúng ta hãy xét đến khía cạnh tiêu cực của sự bất hòa (với luật thiên nhiên) và hậu quả do nó gây ra. Sự không hòa hợp phát sinh từ Tham, Sân và Si:
Tham Luyến là nguyên nhân của sự thèm muốn và khao khát; trong khi sợ hãi là cội nguồn của sự mê tín và thiếu khoan dung.
Trái lại, chúng ta có thể khảo sát về mặt tích cực của sự hoà hợp và cách thức qua đó nó phát sinh:
Sự hòa hợp sinh ra từ lòng Nhân Ái, Từ Bi và Trí Tuệ.
Lòng nhân ái là nguồn gốc của tánh không vị kỷ và đại lượng.
Tánh không vị kỷ là nguyên do của sự cảm mến và lợi tha, trong khi lòng bao dung là cội nguồn của tánh hỷ xả và từ bi.
Hỷ xả là nguyên nhân của lòng nhân đạo và thiện ý. Thiện ý là nguồn gốc của lòng từ bi và tánh tự chủ.
Trí tuệ là căn nguyên của sự xả bỏ và định tĩnh. Tánh xả bỏ là nguồn gốc của sự mãn nguyện và tâm thần an lạc, trong khi định tĩnh là nguồn gốc của sự suy xét chín chắn và lòng khoan dung.
Quyền thụ hưởng hạnh phúc được chấp nhận bởi hầu hết mọi quốc gia, nhưng rất tiếc là sự giải thích làm cách nào để đạt đến hạnh phúc đã tạo nên những kết quả mâu thuẫn. Nhận thức sai lầm thông thường cho rằng, khi một cá nhân có tất cả những tài sản họ tích trữ, kẻ ấy cũng sẽ có được hạnh phúc hoàn toàn. Thực tế chúng ta thấy không bao giờ con người đạt tới tình trạng biết đủ; và người ta càng có được nhiều, họ lại càng ham muốn nhiều. Như ông thầy phù thủy mới tập sự, gọi hồn các ma quỷ lên mà y không thể nào kiểm soát.
Nền khoa học và sự phát minh đã trở nên vô giá trị trong việc cạnh tranh điên cuồng để sản xuất ngày càng nhiều những của cải cho đến khi những tài sản cá nhân này bắt đầu tạo khó khăn đến cuộc sống, và trở thành vũ khí gây thất bại cho chúng ta. Khoa học, trong nhiều phương diện, có khả năng giúp cho đời sống dễ dàng nhưng nó không thể nào tạo cho chúng ta có được hạnh phúc hơn.
Những người thông thái nhất ở Tây Phương đang đi tìm con đường mới và đang quay về với Ðông Phương để khám phá ra hạnh phúc. Tuy nhiên, (áp dụng) trí tuệ ngàn xưa của đấng Giác Ngộ, sẽ tự chứng tỏ đó là giải pháp duy nhất cuối cùng để diệt trừ những điều ác của nhân loại. Con đường mà người trí thức sẽ đi theo là cái đạo trình bày rõ ràng triết lý của nó, và khi thực hành sẽ mang lại những kết quả tốt đẹp.
Sự phát sinh và bành trướng của nhiều tôn giáo đã đi kèm với cuộc tàn sát và khủng bố vô nhân đạo những người họ không chịu chấp nhận theo tôn giáo ngoại lai. Phật Giáo chưa từng viết những trang sách như thế trong lịch sử thế giới. Không một giọt máu nào đã chảy, hay một sự đàn áp nào đã được dùng để truyền bá Phật Giáo vào những vùng đất lạ. Ðạo Phật đã có một lịch sử ghi chép lâu dài và rực rỡ về các đoàn truyền giáo hòa bình hoạt động không vì mục đích chính trị hay kinh tế.
Thời xưa cũng như ngày nay, những phái đoàn truyền giáo hòa bình đã được tiếp đón tại các quốc gia và bất cứ nơi nào họ có mặt, đã có nhiều người quay về theo Phật Giáo. Về số lượng tín đồ, ngày nay đạo Phật là một tôn giáo thế giới lớn nhất và đang trên đà phát triển. Ánh sáng của chánh pháp hiện đã rực chiếu tại những quốc gia, mà non một thế hệ trước, tại đó chưa ai biết đến Phật Giáo.
Một trong những học giả tiền phong khởi đầu công tác phiên dịch kinh tạng (Phật Giáo) tiếng Pali ra Anh ngữ, là con của một mục sư danh tiếng. Mục đích của ông trong khi làm công việc trên là cốt để chứng tỏ rằng đạo Thiên Chúa đã chiếm ưu thế hơn Phật Giáo. Ông đã thất bại trong ý đồ này, nhưng ông ta đã thực hiện được một thành công vĩ đại hơn điều ông ta mong đợi. Ông đã trở thành một Phật Tử. Chúng ta không bao giờ quên cái duyên lành đã thúc đẩy ông hoàn thành công tác trên, và nhờ đó đã giúp ông truyền bá Phật Giáo đến hàng nghìn dân chúng ở Tây Phương.
Tên của vị học giả đó là Dr. Rhys Davids[19], và đối với Phật Giáo, giáo sư đã phát biểu:
“Tôi đã tìm hiểu các tôn giáo lớn trên thế giới, nhưng không một tôn giáo nào tôi tìm thấy được bất cứ điều gì vượt trội hơn sự cao siêu và tính chất toàn diện như trong bài pháp Tứ Diệu Ðế của đức Phật. Tôi mãn nguyện hướng cuộc đời tôi đi theo đạo giáo ấy”.
H.G. Wells[20], nhà khoa học và sử gia, đã vô cùng tán dương Phật Giáo như một hệ thống đạo đức và tôn vinh đức Phật như đấng Số Một trong những nhân vật vĩ đại nhất đã sống từ trước đến nay. Trong tác phẩm “Lịch sử Ðại Cương” (Outline of History), ông ta viết:
“Tại những phần đất lớn trên thế giới, Phật Giáo vẫn còn tồn tại. Tôi có thể nói rằng, khi tiếp xúc với khoa học Tây Phương và được soi sáng bởi tinh thần sử học, giáo lý căn bản của đức Phật đã phục sinh và tinh lọc, có thể góp phần to lớn trong sự hướng dẫn vận mạng của nhân loại”.
Nhà đại khoa học Anh Quốc, ông Thomas Huxley[21], mặc dù không phải là Phật Tử, nhưng chịu ảnh hưởng lớn của Phật Giáo, đã tóm lược giáo lý (Sasana) của đức Phật trong một đoạn văn rõ ràng chính xác như sau:
“Phật Giáo là một hệ thống không chấp nhận Thượng Ðế theo ý nghĩa Tây Phương, nó phủ nhận có linh hồn nơi con người, và coi niềm tin vào sự bất biến như là điều sai lầm. Phật Giáo chối bỏ hiệu quả của sự cầu nguyện và tế lễ, và khuyên con người đừng nương tựa vào điều gì khác ngoài sự tinh tấn nỗ lực của chính mình để giải thoát. Phật Giáo, trong sự tinh khiết nguyên thủy của nó, không nhắc đến lời phát nguyện của sự phục tòng; và không bao giờ mong cầu sự cứu giúp từ bàn tay của những người thế gian, nhưng nó đã bành trướng nhanh chóng kỳ diệu đến cùng khắp thế giới, và đang còn là một tôn giáo có ưu thế đối với phần lớn nhân loại”.
Swami Vivekananda[22], một nhà truyền giáo đã giúp đỡ du nhập triết lý đông phương vào Tây Phương, đã phát biểu về đức Phật như sau:
“Trong lịch sử, hãy chỉ cho tôi có đấng nào đã vượt cao lên trên tất cả như thế. Toàn thể nhân loại đã sản xuất chỉ một nhân vật, một triết lý, một tình thương bao la như thế Là Ðại Triết Gia, đã truyền dạy một giáo lý cao siêu nhất, nhưng lại có lòng từ bi vô biên nhất đối với những loài vật thấp bé nhất, và không bao giờ tự đề cao mình. Ðức Phật là bực thầy lý tưởng, đã hành động không một vụ lợi nào; và lịch sử đã chứng minh Ngài là một con người vĩ đại nhất không ai sánh kịp từ trước đến giờ; một sự phối hợp lớn lao nhất giữa con tim và khối óc chưa từng thấy”.
Sau hết là giáo sư Karl Gustav Jung[23] ở Zurich, người mà ngày nay được xem như là nhà Tâm Lý Học đứng hàng đầu của thế giới, đã viết: “Là một sinh viên của môn tôn giáo tỷ giảo, tôi tin rằng Phật Giáo là một tôn giáo hoàn hảo nhất mà thế giới đã có từ trước đến nay. Triết lý của đức Phật, lý thuyết về sự tiến hoá và luật nghiệp báo đã vượt xa hơn bất cứ tôn giáo nào khác.”
Những người theo Phật Giáo đầu tiên ở các nước Tây Phương, phần chính là các nhà học giả và trí thức. Lý do bởi vì Phật Pháp (Dhamma) không dễ dàng hiểu biết đối với hạng người ngoài đường phố (bình dân), mà trước tiên, nó chỉ có thể nghiên cứu bởi những ai có khả năng đọc được các ngôn ngữ đông phương. Trong những năm gần đây, tình trạng đã hoàn toàn thay đổi. Chúng ta không chỉ có thể đọc những giáo lý hiện nay của đức Phật qua tiếng mẹ đẻ của chúng ta, mà nhiều kinh sách được xuất bản đã giúp cho sự nghiên cứu Phật Pháp dễ dàng hơn đối với những người tây phương.
Vì số trang không cho phép chúng tôi trích dẫn nhiều hơn nữa nhưng còn những ý kiến có thể thêm vào được. Mặc dù, đúng là nên đọc ý tưởng của những kẻ khác, nhưng một cuộc thí nghiệm chân chính cần phải làm bởi chúng ta. Không phải chỉ có những người nam nữ bình thường ước mong tìm thấy và học hỏi, kính yêu Ánh Sáng của Thế Giới này. Trong các vị giáo chủ của những tôn giáo lớn, đức Phật đã vượt hơn họ tất cả về tình thương và lòng từ bi, không riêng với loài người của mọi chủng tộc, màu da, giai cấp; nhưng ngay cả đối với những chúng sanh bé nhỏ nhất. Thực không ai xứng đáng được gọi là đấng Từ Bi như Ngài.
Về trí tuệ cũng vậy, không ai sánh bằng đức Phật và Ngài xuất hiện như một đấng khổng lồ giữa đám người lùn. Ngài dạy về các hiện tượng thiên nhiên, (hơn) hai mươi lăm thế kỷ trước, mà các khoa học gia Tây Phương mới chỉ khám phá ra trong khoảng thập niên vừa qua.
Ðức Phật là người đầu tiên đã đề cao giá trị của nữ giới, và trong tôn giáo lớn Ngài sáng lập, đã cho họ quyền bình đẳng với phái nam. Ðức Phật không thừa nhận việc phân chia giai cấp căn cứ vào sự sinh trưởng. Theo Ngài, một người trở nên cao quý do bởi họ đã sống cuộc đời đạo hạnh chứ không phải vì sự giàu sang hay địa vị xã hội của cha mẹ. Phật Giáo là một năng lực sống vĩ đại nhất của thế giới hôm nay, nó có thể mang lại hoà bình cho mọi quốc gia và nhân loại.
Làm sao chúng ta có thể gia nhập và trở thành hội viên của gia đình bao gồm tất cả vĩ đại này? Không có nghi lễ rửa tội hay khai tâm trong Phật Giáo. Chúng ta trở thành người Phật Tử, ngay khi nào chúng ta chấp nhận đức Phật như đấng Tôn Sư và bậc Ðạo Dẫn của chúng ta.
Dĩ vãng, với tất cả chúng ta là quá xa vời và chán ngắt, nhưng đây là Giáo Pháp chúng ta có thể theo với niềm tin tưởng. Trong các tôn giáo, tông phái và tín ngưỡng của thế giới, ở đâu chúng ta có thể tìm thấy một đấng Tôn Sư rạng ngời như thế? Trong bầu trời lộng lẫy của các vì sao, đức Phật là một trong những ngôi sao vĩ đại, chói sáng nhất. Chúng ta không ngạc nhiên biết rằng các nhà khoa học, triết gia và văn sĩ đã tuyên bố đức Phật là “Nhân Vật Vĩ Ðại Nhất Ðã Ra Ðời Từ Trước Ðến Nay”.
Ánh hào quang của bậc Ðại Sư đã chiếu rọi khắp thế giới mê lầm và khổ đau như cột hải đăng dẫn đường và chiếu sáng cho nhân loại.
The Buddha was neither a god nor the prophet of a god. He was born, lived and died a man. He left no room in his teachings for any other supposition. The Buddha’s mortality is man’s greatest hope for the future, since in Him we have no deity or supernatural being, but One who showed the great heights to which a man could reach. He Himself has become acknowledged as the greatest man who ever lived, but few of us will possess the courage and determination to approximate His great example. Yet it is within the province of all of us to follow His Teachings and eventually attain the Goal of Sublime Peace. We can do this without becoming Buddhas ourselves, (although it is in the nature of everyman to become a Buddha), by following the Path of Deliverance which we call the Buddha Sasana, or as it is known among western people Buddhism.
Let us learn more about this man, who conquered what is least easily conquered; who attained what is least easy to attain; and who left the world a treasure of philosophy which has been the guiding light for a great part of mankind and which has endured for more than twenty-five centuries. He was born about 623 BC, at Kapilavatthu, a hundred miles north-east of Benares, at the foot of the majestic Himalayas. The city of Kapilavatthu was once the small capital of the Sakya Clan, an Aryan people who had the same ancestors as the people of Europe, America and Australia claim today. The area now lies within the frontiers of Nepal.
The son of a noble family and having advantages denied to many, he enjoyed the pleasures of life which come easily to a child born of wealthy parents. After he passed the stage of boyhood and became a young man, his thoughts turned to the suffering of mankind which the philosophies of those days held to be inescapable. He realized that although wealth and position gave great advantages over less fortunate people, it could not save one from the sufferings of birth, disease, old-age or death. While confronted with this problem, the transient pleasures of life began to lose their value and he not only felt that there must be some way of escape from suffering, but he was determined to find it.
He was not the first to recognize the universal nature of suffering, for many in those days, had sought or were seeking for a cure, but none had ever been successful. With the determination, that he would seek and find, he renounced his home, family and position; and clad in the yellow robes of a penniless mendicant, wandered alone to find Eternal Peace.
At his birth he had been named Siddhattha Gotama, but after the renunciation, he became known as the Sage or Ascetic Gotama. Gotama was the family name of his father. He did not shrink from experimenting with the most painful and tedious practices which were so highly praised. It was the current belief that the greater the suffering endured during this life, the better would be the rebirth into the next, until suffering disappeared.
For six long weary years, he went from teacher to teacher, and though he learned much, he knew their doctrines could not lead him to the Goal he sought. The austerity and fasting were taken to the extreme limits until he nearly died for want of food. Even this desperate situation he turned to profit because it brought him to the realization that if the Goal was ever to be attained, he would need health and strength to do so. He reverted to a normal diet and a balanced mode of living, but in so doing, earned the disgust of his followers, for they considered him to have abandoned the struggle and to be seeking a life of luxury.
This, however, was far from the case. Although these disciples deserted him, he continued the search with as much intensity as before. The difference was a mode of living, which avoided extreme practices which were useless and even ruined the health. He called this the Middle way or the Middle Path. Now he was alone again but still he journeyed on and on meditating and thinking things over whenever he rested. None who saw him walking the dusty road or sitting beneath a shady tree could guess that he was soon to undergo the greatest event in history and unfold the most momentous discovery of mankind.
On, on he went, until he came to a quiet and beautiful spot near Uruvela on the banks of the Neranjara River. Nearby was a village where he could beg food and here also was a giant tree, of the species Ficus Religiosa, under which he sheltered and meditated.
The moment he had sought so long, now came, and beneath this tree, which became the Bodhi-tree or Tree of Awakening, he attained Supreme Enlightenment and became the BUDDHA or Enlightened One. By virtue of this phenomenon, the vast panorama of life and philosophy, fell together like the interlocking pieces of a jig-saw puzzle, into one complete whole. He had realized Truth and the exact nature of Reality and the Dhamma or Law of life became known by man for the deliverance of mankind.
For forty five years He preached, counseled and instructed. Thousands followed His way of life or became His lay-followers. The rich and noble, the low born and the poor, flocked to hear Him preach and to find happiness and grace in his Teachings. Although many of His supporters were kings and princes, the Buddha recognized no nobility of caste except that which a man attained by his morality and purity. In the Sangha, or Order of Monks, which He founded, He admitted alike the nobleman, the merchant or scavenger.
At the age of eighty, the Lord passed away at Kusinara and so closed a life of unequalled struggle and unselfish service to mankind. Soon after His death, His immediate followers, collected together all the sermons, teachings and rules of conduct for the monks. At first these were preserved by memory but were later written down in palm-leaf books. These Teachings have been carefully preserved and passed down through the centuries. Today, they rank as some of the world’s greatest literature and serve as an unfailing guide just like they have done in the past.