Hàn Mặc Tử Với Mộng Cầm

Hàn Mặc Tử Với Mộng Cầm

Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ tiên phong trong việc cách tân thi pháp của phong trào Thơ mới. Ông đã góp phần làm cho nền văn học dân tộc phát triển đa dạng hơn. Sự đóng góp tích cực của Hàn Mặc Tử phải kể đến việc lập nên “ Trường thơ loạn Bình Định”, mà ở đó thi sĩ họ Hàn là vị chủ soái.

Phần 3 – Máu cuồng & Hồn điên

Thơ Hàn Mặc Tử tập Máu cuồng & Hồn điên bao gồm rất nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó p

Hiểu gì không ý nghĩa của trời thơ? Của hương hoa trong trăng lờn lợt bảy Của lời câm muôn vì sao áy náy Hiểu gì không em hỡi! Hiểu gì không? Anh ngâm nga để mở rộng cửa lòng, Cho trăng xuân tràn trề say chới với, Cho nắng hường vấn vương muôn ngàn sợi; – Cho em buồn, trời đất ứa sương khuya, Để em buồn, để em nghiệm cho ra Cái gì kết lại mới thành tinh tú? Và uyên ương bởi đâu không đoàn tụ? Và tình yêu sao lại dở dang chi? Và vì đâu, gió gọi giật lời đi? – Lời đi qua một chiều trong kẽ lá, Một mùi thơm mới nửa lừng sa ngã, Anh nếm rồi ý vị của làn mơ?

Lệ Kiều ơi! Em còn giữ ý thơ Trong đôi mắt mùa thu trong leo lẻo, Ở xa xôi lặng nhìn anh khô héo. Bên kia trời, hãy chụp cả hồn anh. Hãy van lơn ở dưới chân Bàn thành, Cho yêu ma muôn năm vùng trở dậy, Náo không gian cho lửa lòng bùng cháy, Và để cho kinh động đến người tiên, Đang say sưa ở thế giới Hão huyền, Đang trửng giỡn ở bên sông Ngân biếc…

Anh rõ trước sẽ có ngày cách biệt, Ngó như gần, song vẫn thiệt xa khơi! Lau mắt đi, đừng cho lệ đầy vơi. Hãy mường tượng một người thơ đang sống Trong im lìm, lẻ loi trong dãy động. – Cũng hình như, em hỡi! động Huyền Không Mà đêm nghe tiếng khóc ở đáy lòng, Ở trong phổi, trong tim, trong hồn nữa. Em cố nghĩ ra một chiều vàng úa, Lá trên cành héo hắt, gió ngừng ru: “Một mối tình nức nở giữa âm u, “Một hồn đau rã lần theo hương khói, “Một bài thơ cháy tan trong nắng dọi, “Một lời run hoi hóp giữa không trung, “Cả niềm yêu, ý nhớ cả một vùng, “Hoá thành vũng máu đào trong ác lặn.”

Đấy là tất cả người anh tiêu tán, Cùng Trăng Sao bàng bạc xứ Say Mơ, Cùng tình em tha thiết như văn thơ, Ràng rịt mãi cho đến ngày tận thế.

Ta không nhấp rượu, Mà lòng ta say… Vì lòng nao nức muốn Ghì lấy đám mây bay… Té ra ta vốn làm thi sĩ, Khát khao trăng gió mà không hay! Ta đi bắt nắng ngừng, nắng reo, nắng cháy Trên sóng cành, – sóng áo cô gì má đỏ hây hây… Ta rình nghe niềm ý bâng khuâng trong gió lảng, Với là hơi thở nồng nàn của tuổi thơ ngây Gió nâng khúc hát lên cao vút, Vần thơ uốn éo lách rừng mây. Ta hiểu ta rồi, trong một phút, Lời tình chới với giữa sương bay.

Tiếng vàng rơi xuống giếng, Trăng vàng ôm bờ ao… Gió vàng đang xao xiếng, Áo vàng hở chị chưa chồng đã mặc đi đêm. Theo tôi đến suối xa miền, Cổi thơ, cổi mộng, cổi niềm yêu đương…

Mây trôi lơ lửng trên dòng nước, Đôi tay vốc uống quên lạnh lùng. Ngả nghiêng đồi cao bọc trăng ngủ, Đầy mình lốm đốm những hào quang…

Ta khạc hồn ra ngoài cửa miệng Cho bay lên hí hửng với ngàn khơi Ở trên kia, có một người Ngồi bên sông Ngân giặt lụa chơi Nước hoá thành trăng, trăng ra nước Lụa là ướt đẫm cả trăng thơm Người trăng ăn vận toàn trăng cả Gò má riêng thôi lại đỏ hườm Ta hẵng đưa tay choàng trăng đã Mơ trăng ta lượm tơ trăng rơi Trăng vướng lên cành lên mái tóc cô ơi, Hãy đứng yên tôi gỡ cho rồi cô đi Thong thả cô đi Trăng tan ra bọt lấy gì tôi thương Tối nay trăng ở khắp phương Thảy đều nao nức khóc nường vu qui Say! Say lảo đảo cả trời thơ Gió rít tầng cao trăng ngả ngửa Vỡ tan thành vũng đọng vàng khô Ta nằm trong vũng trăng.

Cả miệng ta trăng là trăng! Cả lòng ta vô số gái hồng nhan; Ta nhả ra đây một nàng, Cho mây lặng lờ, cho nước ngất ngây, Cho vì sao rụng xuống mái rừng say. Gió thổi rào rào như lá đổ, Suối gì trong trắng vẫn đồng trinh. Bóng ai theo dõi bóng mình, Bóng nàng yêu tinh. Dịp cười như tiếng vỡ pha lê… Thưa, tôi không dám say mê, Một mai tôi chết bên khe ngọc tuyền. Bây giờ tôi dại tôi điên, Chấp tay tôi lạy cả miền không gian.

Hẹn tôi tảng sáng đi tìm mộng, Mộng còn lưởng vưởng bến xa mơ… Tiếng gà gáy rụng trăng đầu hạ, Tôi hoảng hồn lên, giận sững sờ!

Máu đã khô rồi thơ cũng khô Tình ta chết yểu tự bao giờ! Từ nay trong gió, – trong mây gió, Lời thảm thương rền khắp nẻo mơ.

Ta còn trìu mến biết bao người Vẻ đẹp xa hoa của một trời, Đầy lệ, đầy thương, đầy tuyệt vọng. Ôi! giờ hấp hối sắp chia phôi!

Ta trút linh hồn giữa lúc đây, Gió sầu vô hạn nuối trong cây… – Còn em sao chẳng hay gì cả? Xin để tang anh đến vạn ngày.

Đo từ ngọn cỏ tới cung trăng Những sợi hào quang vân thước vàng Bắt! Bắt! Thơ bay trong gió loạn Để xem tình tứ nặng bao cân

Ở đây vô số là xuân mộng. Tới tấp lòng tôi lượn sóng trời Ai nỡ dang tay mà vớt lấy Mùi hương trong nếp áo xiêm rơi

Tôi tìm ánh nắng vạn đời vương Vì cuốn sách xưa lúc lạ thường Tờ giấy mong manh tình đã nhạt, Tôi làm sao níu được niềm thương ?

Ở đâu có những lá tinh hoa, Phước lộc vô biên đến mọi nhà Ở đâu có những lương tâm quí, Tiếng thơm lừng thấu đến tai vua

Tôi ước ao là tôi ước ao, Tình tôi vô lượng sẽ dâng cao Như bông trăng nở, bông trăng nở, Những cánh bông thơ trắng ngạt ngào.

Ánh sáng khác thường Hàn Mặc Tử.

Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí sinh ngày 22/9/1912. Nhà thơ là một hiện tượng độc đáo có một không hai trong thi ca Việt Nam. Thơ của ông kế thừa sâu sác nền Hán học truyền thống, nhưng cũng đầy những tìm tòi sáng tạo mới mẻ, tiếp nhận và tiếp biến từ phương Tây.

Hàn Mặc Tử được xem là “vị chúa” trong “Trường thơ loạn”, không chỉ căn cứ vào “Tuyên ngôn thứ nhất” của trường thơ mà bởi lẽ vị chủ soái này đã trung thành trong sáng tác theo hướng điên loạn, đồng thời nhà thơ còn thể hiện tư tưởng sáng tác qua lời tựa trong hai tập thơ “Điêu tàn” của nhà thơ Chế Lan Viên và “Tinh huyết” của tác giả Bích Khê, cũng như trong lời bạt tập thơ “Một tấm lòng” của nhà thơ Quách Tấn.

Cuộc đời của Hàn Mặc Tử ngắn ngủi, thời gian dành cho thơ quá ít, nhưng thi sĩ Hàn Mặc Từ đã trở thành một tác giả độc đáo, đặc sắc với hồn thơ “kì dị” (Hoài Thanh, Hoài Chân), “bí ẩn” (Bích Thu), “lạ nhất” (Chu Văn Sơn)… như vậy phải nói rằng hiện tượng Hàn Mặc Tử đã vượt ra ngoài khuôn khổ, thoát khỏi biên độ của cái thông thường, trở thành cái khác thường, bước ra khỏi vòng nhân gian. Cuộc đời Hàn trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho nhiều loại hình nghệ thuật như: âm nhạc, hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh.

Trong đời sống và văn học, thi sĩ Hàn Mặc Tử không chỉ được quan tâm trong nước, sự nghiệp thơ Hàn trở thành một đối tượng nghiên cứu đầy mê hoặc và lôi cuốn, dẫn dụ bao tâm hồn dam mê thơ ca vào vườn thơ của người. Hơn bảy mươi năm qua, hiện tượng Hàn Mặc Tử đã là sự quan tâm đặc biệt và cho đến nay đã có hàng trăm công trình, bài viết lớn nhỏ, nhiều cuộc hội thảo trên nhiều bình diện: thi pháp học, phong cách học, ngôn ngữ học, văn hóa học,… về sự nghiệp văn chương của Hàn. Tuy nhiên, phải nói rằng những băn khoăn hoài nghi, những vỉa tầng sâu thẳm trong mỗi tập thơ vẫn còn đó, thi nhân và những sáng tạo của thi nhân vẫn ẩn sâu trong thế giới hư ảo.

Cuộc đời ngắn ngủi ở kiếp nhân gian nhưng Hàn đã đi một con đường thơ dài và tương đối trọn vẹn, từ thơ Đường luật với tập “Lệ Thanh thi tập” đến Thơ mới với những tập thơ: “Đau thương”, “Xuân như ý”; “Thượng thanh khí”; “cẩm châu duyên”; hai vở kịch “Duyên kì ngộ”, “Quần tiên hội”; tập thơ văn xuôi “Chơi giữa mùa trăng”… cái thú vị của thơ Hàn là còn mới hơn cả Thơ mới.

Trong số những thi phẩm trên tập “Đau thương” (Điên) đạt đến một giá trị nghệ thuật siêu việt, khắng định tên tuổi Hàn Mặc Tử sừng sững như ngày hôm nay. “Đau thương” có ba phần: “Hương thơm”; “Mật đắng”; “Máu cuồng và hồn điên”.