Các quy định về xuất nhập khẩu của thị trường Singapore khá chặt chẽ. Xuất nhập khẩu tại thị trường Singapore cần phải có đầy đủ các chứng từ sau: hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn, các chứng từ liên quan khác (giấy phép nhập khẩu…). Bên cạnh đó, Singapore còn có quy định về chứng từ đối với một số sản phẩm nhất định: các thương nhân kinh danh các sản phẩm thực phẩm tươi sống hoặc đã qua chế biến (bao gồm cả các thiết bị chế biến thực phẩm) cần phải đăng ký với Cơ Quan Thú Y và Thực Phẩm Nông Nghiệp (AVA) bên cạnh việc đăng kí với Hải Quan; các mặt hàng nước khoáng thiên nhiên, nước lọc, nước suối đóng chai, nước mắm, nước tương, thực phẩm, các loại thực phẩm qua chiếu xạ cần phải có các chứng từ bổ sung; các nhà nhập khẩu nếu muốn được hưởng ưu đãi về thuế quan thì cần phải có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; các nhà nhập khẩu ô tô đầu tiên phải có được giấy cho phép thanh toán thuế hàng hóa dịch vụ. Các nhà nhập khẩu phải dành được giấy phép nhập khẩu qua TradeNet (hệ thống điện tử do Cục Hải quan Singapore quản lý) trước khi nhập bất kì một loại hàng hóa nào.
Một số nét chính về chính sách kinh tế, đầu tư, thương mại
– Về đầu tư: Đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư trực tiếp (FDI) có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội của Lào. Chính phủ Lào dự kiến tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để thu hút FDI trong bối cảnh sự cạnh tranh càng tăng ở các nước trong khu vực và trên thế giới, bảo đảm môi trường đầu tư của Lào có tính cạnh tranh không kém các quốc gia trong khu vực.
– Về thương mại: Khuyến khích sản xuất hàng trong nước và tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu góp phần phát triển kinh tế – xã hội, từng bước nâng cao đời sống, thu nhập của người dân.
– Lào ưu tiên các ngành, lĩnh vực có tiềm năng lớn, thời gian hoàn vốn nhanh và có giá trị gia tăng cao, bao gồm:
+ Các ngành công nghiệp chế biến, điện, khai khoáng, may mặc, dệt, tiểu thủ công nghiệp, lắp ráp…
+ Các ngành dịch vụ: du lịch, bán buôn – bán lẻ, logistics, tài chính, ngân hàng…
+ Nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp phục vụ đầu vào cho ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ thương mại.
– Thúc đẩy sản xuất và dịch vụ thương mại thông qua việc đa dạng hóa và giảm phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên.
– Tạo ra chuỗi sản xuất có khả năng gắn doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
– Khuyến khích đầu tư có chất lượng và bền vững trong các đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù bằng cách xây dựng các khu công nghiệp hiện đại và các khu đô thị mới. Ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp chế biến sử dụng công nghệ cao, hiện đại. Tạo môi trường đầu tư bằng hoặc tốt hơn so với các nước láng giềng.
– Chủ trương xây dựng Lào thành trung tâm dịch vụ quá cảnh nối liền Đông với Tây, Bắc xuống Nam; đẩy nhanh xây dựng tuyến giao thông kết nối với các nước trong Tiểu vùng như đường sắt, đường cao tốc…
Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc
– Luật Khuyến khích Đầu tư sửa đổi (ban hành ngày 16/12/2016) với những nội dung cải tiến đáng chú ý về các hoạt động kinh doanh được ưu đãi miễn thuế (Điều 9): (i) Ứng dụng công nghệ cao, hiện đại, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai (R&D), sử dụng sáng kiến đổi mới, công nghệ thân thiện với môi trường, sử dụng có hiệu quả tài nguyên và năng lượng; (ii) Nông nghiệp sạch, hữu cơ, sản xuất hạt giống, giống vật nuôi, trồng cây công nghiệp, phát triển rừng, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, các hoạt động phát triển nông thôn và giảm nghèo; (iii) Công nghiệp chế biến nông sản thân thiện môi trường, tiểu thủ công truyền thống quốc gia và đặc sắc; (iv) Ngành phát triển du lịch thân thiện với môi trường, bền vững về tự nhiên, văn hóa và lịch sử; (v) Giáo dục, thể thao, phát triển nguồn nhân lực và kỹ năng lao động, các tổ chức/trung tâm đào tạo nghề, sản xuất trang thiết bị giáo dục và thể thao; (vi) Xây dựng bệnh viện hiện đại, sản xuất trang thiết bị y tế và dược phẩm, sản xuất và điều trị bằng thuốc y học truyền thống; (vii) Đầu tư, cung cấp dịch vụ và phát triển cơ sở hạ tầng công cộng nhằm giảm tắc nghẽn giao thông, phát triển khu dân cư, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, dịch vụ vận tải hàng hóa, dịch vụ quá cảnh và kết nối quốc tế; (viii) Ngân hàng chính sách và các tổ chức tài chính vi mô tập trung vào giảm nghèo đối với người dân và cộng đồng ít có điều kiện tiếp cận ngân hàng; (ix) Các trung tâm thương mại hiện đại xúc tiến sản phẩm trong nước và các thương hiệu nổi tiếng thế giới, các trung tâm triển lãm, hội chợ trưng bày các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công và công nghiệp trong nước.
– Các ưu đãi ngoài thuế: Miễn tiền thuê đất đối với đất đai thuộc sở hữu nhà nước:
– Dự thảo sửa đổi Luật Khoáng sản: Hiện nay Chính phủ Lào đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Khoáng sản với những sửa đổi bổ sung chặt chẽ trong quản lý lĩnh vực này, yêu cầu về đấu thầu, năng lực tài chính, công nghệ và kinh nghiệm hoạt động đòi hỏi rất cao, có lợi cho các tập đoàn xuyên quốc gia, bất lợi cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực khai khoáng ở Lào sẽ ngày càng căng thẳng.
– Ngày 17/11/2016, Chính phủ đã có quyết định thành lập Ủy ban Quản lý Đầu tư do Phó Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch và thiết lập Văn phòng Dịch vụ một cửa tại Cục Xúc tiến Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
– Hiện Chính phủ Lào đang xây dựng Chiến lược Đầu tư Quốc gia đến năm 2025, dự kiến sẽ đưa ra các giải pháp cụ thể để thu hút đầu tư theo ngành và địa bàn cụ thể.
Hiện nay Lào chưa áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại cũng như hàng rào kỹ thuật đối với thương mại.
Một số nét chính về chính sách kinh tế, thương mại đầu tư
Chủ trương về xuất khẩu hay ưu tiên khai thác thị trường nội địa:
Thúc đẩy xuất khẩu và hội nhập khu vực
Các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên:
Trước xu hướng phát triển kinh tế tri thức trên toàn cầu, Đài Loan đang nỗ lực thúc đẩy các ngành công nghệ cao để duy trì vị thế và sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Theo Cơ quan Kinh tế Đài Loan, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) đã tăng lên mức 3% GDP trong những năm gần đây.
Các đối tác thương mại ưu tiên:
Các thị trường thuộc ASEAN, Nam Á, Nam Thái Bình Dương (các đối tác thuộc chính sách hướng Nam mới của sở tại). Ngoài ra là các thị trường chính và truyền thống như Mỹ, Nhật, Châu Âu, Trung Quốc.
Chính sách nhằm tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh
– Về thương mại: Tham gia và ký kết các FTA là một trong những ưu tiên của Đài Loan nhằm thúc đẩy thương mại với các đối tác. Để nâng cấp khả năng đo lường nói chung của Đài Loan và hỗ trợ nâng cấp công nghệ của các ngành công nghiệp, Đài Loan đã thiết lập 124 bộ tiêu chuẩn đo lường riêng về điện từ, độ dài, thời gian và bức xạ ion hóa. Các tiêu chuẩn như vậy đã được thiết lập theo tiêu chuẩn quốc tế. Một số tiêu chuẩn, được công nhận bởi các nước khác, góp phần tạo thuận lợi cho thương mại. Ngoài ra, Đài Loan cũng phát triển các tiêu chuẩn đo lường nanomet để hỗ trợ ngành công nghiệp nano.
– Về đầu tư: Một trong các chương trình được thực hiện nhằm xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn ở Đài Loan là chương trình “006688” với các chính sách giảm chi phí thuê đất thương mại; thành lập một cửa sổ dịch vụ cho chương trình tài trợ ưu đãi 1 nghìn tỷ Đài Loan nhằm kích thích đầu tư công nghiệp; bãi bỏ một số quy định cản trở phát triển kinh doanh; điều chỉnh các biện pháp cho thuê ưu đãi, rà soát các quy định và pháp luật có liên quan đến đầu tư nước ngoài. Chính sách “Một cửa cho các khu công nghiệp” góp phần tăng hiệu quả xây dựng nhà máy tới 57%. Đài Loan đề cao tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế tri thức và đã sửa đổi Đạo luật sáng chế, Đạo luật bản quyền, Luật thương hiệu và các luật liên quan đến doanh nghiệp nhằm xây dựng một hệ thống pháp chế phù hợp. Đài Loan cũng thành lập một lực lượng đặc nhiệm cảnh sát đặc biệt để ngăn chặn vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ.
Biện pháp hạn ngạch thuế quan nhập khẩu:
Hiện Đài Loan áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với các nông sản: 1- Lê Đông phương; 2- Chuối tiêu; 3- Nhung hươu; 4- Đậu đỏ; 5- Sữa dạng lỏng; 6- Lạc; 7- Tỏi; 8- Nấm hương khô; 9- Rau kim châm; 10- Dừa; 11- Cau; 12- Dứa; 13- Xoài; 14- Bưởi; 15- Cùi nhãn; 16- Gạo ăn.
Biện pháp phòng vệ đặc biệt (Special safeguards – SSG):
Trưng thu thêm thuế quan đối với phần vượt mức mà Đài Loan hiện áp dụng đối với một số nông sản nhạy cảm nhập khẩu. Những nông sản thuộc danh mục này khi lượng nhập khẩu lũy kế vượt quá số lượng cơ bản đã quy định, hoặc khi giá nhập khẩu thấp hơn giá cơ bản đã quy định thì sẽ bị đánh thuế ngoài hạn ngạch.
Danh mục nông sản bị Đài Loan áp dụng biện pháp phòng vệ đặc biệt gồm có: 1- Lạc; 2- Lê Đông phương; 3- Đường; 4- Tỏi; 5- Cau; 6- Thịt gà (gồm đùi, cánh và thịt gà miếng khác); 7- Sữa dạng lỏng (gồm sữa tươi và sữa dạng lỏng khác); 8- Sản phẩm tạp vụn của động vật (gồm tạp vụn của gia cầm và tạp vụn của gia súc); 9- Đậu đỏ; 10- Nấm hương khô; 11- Bưởi; 12- Hồng; 13- Rau kim châm khô; 14- Thịt lợn bụng, lườn; 15- Gạo ăn (gồm thóc, gạo xay, gạo trắng và sản phẩm chế biến từ gạo).
Biện pháp kiểm dịch động, thực vật:
+ Cấm nhập khẩu một số động vật đến từ vùng có một số dịch. Do Việt Nam chưa được Ủy ban Nông nghiệp Đài Loan công bố nhận định là vùng phi dịch bệnh, nên động vật có móng guốc đôi, móng guốc đơn và gia cầm, chim hiện đều chưa được nhập khẩu vào Đài Loan.
(Tham khảo thêm tại http://noibo.nafiqad.gov.vn/quy-111inh-cua-thi-truong/thi-truong-khac/qui-dinh-kiem-dich-doi-voi-dong-san-pham-dong-vat-nhap-khau-tu-dai-loan.pdf),
(i) Các động vật khác (bao gồm cá sống và trứng thụ tinh, động vật giáp xác sống, động vật nhuyễn thể sống) thì phải qua kiểm dịch, đạt yêu cầu mới được nhập khẩu.
(ii) Đối với động vật hoang dã phải được cơ quan chủ quản cấp trung ương đồng ý mới được nhập khẩu. Người nhập khẩu trước hết phải xin cơ quan chủ quản cấp văn bản đồng ý cho nhập rồi mới được tiến hành nhập khẩu.
+ Cấm nhập khẩu: sản phẩm động vật đến từ vùng có một số dịch (dịch lở mồm long móng, dịch trâu bò, dịch lợn, dịch cúm gia cầm…) bị cấm nhập khẩu. Các sản phẩm động vật nêu trên xuất xứ Việt Nam cũng không được nhập khẩu vào Đài Loan.
+ Nhập khẩu có điều kiện: Các sản phẩm động vật khác (bao gồm sản phẩm cá đông lạnh chưa bỏ nội tạng) thì phải qua kiểm dịch, đạt yêu cầu mới được nhập khẩu.
+ Cấm nhập khẩu: các sinh vật có hại đối với lúa (Rice hoja blanca virus; Rice dwarf virus; Ditylenchus angustus; Radopholus similis; R.citrophilus), đối với chuối (Ralstonia solanacearum Rce2; Fusarium oxysporum f.sp.cubense Race 2 & Race 3; Banana bractmosaic virus; Banana streak virus), đối với giống quả chanh (Sternochetus mangiferae), đối với quả đào (Bactrocera minax), đối với quả khế (Bactrocera carambolae), đối với quả đu đủ (Bactrocera papayae), đối với bệnh bỏng lửa (Erwinia amylovora), nên các thực vật và sản phẩm của thực vật đó (như cây lúa nước, cây chuối, các quả tươi) bị cấm nhập khẩu vào Đài Loan.
+ Nhập khẩu có điều kiện: các sản phẩm có vật kiểm dịch có sức sinh sôi chưa từng nhập khẩu từ các nước, khu vực hoặc các sản phẩm đã quá 5 năm không nhập khẩu, thì cần cung cấp tư liệu liên quan phục vụ công tác đánh giá rủi ro, sau khi được cơ quan kiểm dịch thực vật cho phép, mới được nhập khẩu.
Các thực vật hoặc sản phẩm thực vật được phép nhập khẩu vào Đài Loan khi nhập khẩu phải xuất trình giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật Việt Nam cấp để xin kiểm nghiệm với cơ quan kiểm dịch Đài Loan. Việt Nam là vùng phát sinh các sinh vật có hại như Phthorimaea operculella, Rhizoglyphus echinopsis, nên các sản phẩm thực vật trong Danh mục nêu trên nếu có các sinh vật có hại này, thì trên giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Việt Nam cấp phải có ghi chú các điều kiện kiểm dịch liên quan, đồng thời qua kiểm dịch tại chỗ đạt yêu cầu mới được nhập khẩu.
– Đối với các thực vật, sản phẩm thực phẩm nhập khẩu tự do (không cần phải xuất trình giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của cơ quan kiểm dịch Việt Nam) ví dụ như gỗ chế biến, do chủng loại nhiều, nên trước khi nhập khẩu từ Việt Nam cần có văn bản gửi cơ quan kiểm dịch thực vật Đài Loan để xác nhận.
Những sản phẩm thuộc diện phải kiểm tra, kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm thì phải tiến hành kiểm tra, kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm, đạt yêu cầu mới được nhập khẩu. Cơ quan chủ quản cấp trung ương về an toàn vệ sinh thực phẩm công bố danh mục sản phẩm phải kiểm tra, kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm và danh mục tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. (tham khảo tại https://consumer.fda.gov.tw/Law/Detail.aspx?nodeID=518&lang=1&lawid=292),
Biện pháp điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp:
– Chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống bán phá giá đồng thời chống trợ cấp đã được Đài Loan sử dụng. Gần đây, Đài Loan áp dụng biện pháp điều tra chống bán phá giá với một số sản phẩm và đối tác gồm: 1- Khăn bông (Trung Quốc); 2- Giày dép (Trung Quốc); 3- Thép hợp kim mạ kẽm (Trung Quốc, Hàn Quốc); 4- Thép carbon (Trung Quốc, Brazil, Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Ukraina); 5- Xi măng và klinke (Trung Quốc); 6- Benzoyl peroxide (Trung Quốc); 7- Tấm CTP (Trung Quốc); 8- Thép cán nguội không rỉ (Trung Quốc, Hàn Quốc); 9- Giấy (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Phần Lan); 10- Thép carbon (Ấn Độ, Hàn Quốc); 11- Thép carbon cán nguội (Trung Quốc, Hàn Quốc); 12-/ Tấm kim loại điện từ (Nhật Bản); 13-/ Sodium Hydroxymethanesulfinate (Trung Quốc).
Biện pháp và tiêu chuẩn kỹ thuật:
– Đài Loan sử dụng kỹ thuật riêng đơn phương kiểm tra một số lô hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam như nấm hương, nhằm xác định lại xuất xứ của các lô nông sản đó, mặc dù các lô nông sản đó đã được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp giấy chứng nhận xuất xứ Việt Nam.
– TFDA ngày 03/7/2014 công bố tu sửa phương pháp kiểm nghiệm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong các loại thực phẩm, đã đưa hạn lượng kiểm tra ra từ 0.005ppm xuống còn 0.002ppm, và có hiệu lực ngay trong ngày. Cho nên kể từ ngày đó, dư lượng Fipronil được phép trong trà đã từ mức 0.005ppm được điều chỉnh xuống mức 0.002ppm.
– Đài Loan yêu cầu đối với mỗi lô thanh long tươi xuất xứ Việt Nam xuất khẩu Đài Loan phải có nhân viên kỹ thuật Đài Loan sang tận vùng sản xuất tiến hành kiểm tra, xử ký kiểm dịch mới được xuất khẩu vào Đài Loan. Các chi phí cho nhân viên kỹ thuật Đài Loan do phía Việt Nam chịu.
– Tuy cùng là thành viên WTO, song hiện Đài Loan áp dụng một số biện pháp quản lý hành chính đối với hàng hóa xuất xứ Trung Quốc nhập khẩu vào Đài Loan bằng cách công bố: (i) Danh mục các sản phẩm xuất xứ Trung Quốc cấm nhập khẩu vào Đài Loan; (ii) Danh mục các sản phẩm xuất xứ Trung Quốc nhập khẩu vào Đài Loan có điều kiện; (iii) Danh mục các sản phẩm xuất xứ Trung Quốc được phép nhập khẩu vào Đài Loan.
– Đài Loan đưa hai công ty Trung Quốc gồm ZTE và ZTE KangXun vào danh sách đối tượng cấm xuất khẩu sản phẩm kỹ thuật cao có tính chất chiến lược, nhằm thực thi lệnh cấm liên quan của Mỹ và bảo vệ quyền lợi và kỹ thuật của Đài Loan.
– Đài Loan đơn phương cấm nhập khẩu thực phẩm xuất xứ từ 5 vùng nhiễm xạ thuộc Fukushima của Nhật Bản.