Kỹ Năng Mềm Và Kỹ Năng Cứng Là Gì

Kỹ Năng Mềm Và Kỹ Năng Cứng Là Gì

Sự khác biệt giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm là gì? Ngày nay, chúng ta được đọc nhiều bí kíp về kỹ năng mềm, thậm chí, một bộ phận người đi làm chủ trương "mồm miệng đỡ chân tay". Có thật là kỹ năng mềm có thể "đỡ" được nhiều thiếu sót của kỹ năng cứng hay không? Thử nhìn từ góc độ của nhà tuyển dụng để biết được đánh giá của họ nhé.

Top các kỹ năng cứng cần thiết cho sinh viên?

Sinh viên ở mỗi ngành nghề thì cần những kỹ năng cứng khác nhau. Tuy nhiên ngày nay, những kỹ năng cơ bản như kỹ năng học tập, nghiên cứu, viết, trình bày, kỹ năng tin học, ngoại ngữ,... là rất cần thiết đối với bất kỳ một sinh viên nào. Việc nắm vững các kỹ năng này giúp sinh viên hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, đồng thời chuẩn bị tốt hơn cho sự nghiệp sau này.

Những kỹ năng cứng quan trọng hiện nay

Kỹ năng ngoại ngữ (Foreign Language Skills) là kỹ năng đòi hỏi việc thành thạo một ngôn ngữ khác không phải tiếng mẹ đẻ. Kỹ năng ngoại ngữ thuộc về kỹ năng cứng đòi hỏi bạn cần phải trải qua quá trình đào tạo, học hỏi từ trường học, môi trường xung quanh. Việc thành thạo một ngoại ngữ bất kỳ mở rộng cho bạn nhiều cơ hội việc làm.

Kỹ năng tin học văn phòng (Computer Skills) là kỹ năng cơ bản mà một nhân viên cần thành thạo. Kỹ năng cơ bản giúp ứng dụng được các công việc liên quan đến văn phòng, xử lý công việc trên máy tính.

Đây là khả năng liên quan đến độ nhạy về các con số, giải quyết các bài toán đo lường, ước lượng. Việc tính toán áp dụng các kỹ năng phân tích và xử lý một cách logic, có khoa học xảy ra thường xuyên trong đời sống hằng ngày.

Những người tính toán giỏi thường là những người có đầu óc kinh doanh. Các công việc thường áp dụng đến tính toán như: kế toán, kiểm toán, đầu tư chứng khoán,…

Kỹ năng tính toán giúp giải quyết những bài toán khó trong kinh doanh

Kỹ năng vận hành máy móc thiên về kỹ năng cứng. Kỹ năng này đòi hỏi độ thành thạo vận hành thông qua quá trình đào tạo, thực hành liên tục. Ngoài ra, người học phải biết cách áp dụng những kiến thức được học trong việc vận hành máy móc.

Kỹ năng viết lách thiên về kỹ năng mềm hơn. Các nguồn cảm hứng viết thường phụ thuộc vào cảm xúc của mỗi cá nhân. Kỹ năng viết lách cũng thường được rèn luyện qua những thói quen sinh hoạt hằng ngày như viết nhật ký, viết thơ, sáng tác nhạc,…

Kỹ năng phân tích (Analytical Skills) là kỹ năng tổng hợp, thu thập các nguồn tài nguyên dữ liệu. Thông qua việc phân tích giúp đánh giá được các chỉ số kinh doanh, chỉ số hiệu quả,… Mọi ngành nghề đều yêu cầu kỹ năng phân tích, từ đó đưa ra được các kết luận và giải pháp từ dữ liệu cung cấp.

Kỹ năng thiết kế đòi hỏi sự sáng tạo cao. Các kỹ năng cứng rất quan trọng trong việc sử dụng thành thạo phần mềm thiết kế như AI, PTS, Canva,… Ngoài ra, người làm thiết kế còn cần sử dụng kỹ năng mềm liên quan đến cảm xúc, tư duy hình ảnh,…

Kỹ năng thiết kế đa dạng, ấn tượng

Các công việc của một Marketing yêu cầu và đòi hỏi cần nhiều kỹ năng. Từ việc lên kế hoạch chiến dịch, nghiên cứu hành vi khách hàng, khảo sát chất lượng sản phẩm,… tất cả đều cần kỹ năng cứng và kỹ năng mềm song song.

Kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm

Kỹ năng này đòi hỏi bạn cần có các hiểu biết cơ bản trong việc sử dụng máy tính, các công cụ cho công việc. Đối với nhân viên văn phòng, bạn cần biết cách cài đặt các phần mềm giúp hỗ trợ các đầu công việc.

Đối với dân kỹ thuật thì kỹ năng phần mềm đòi hỏi cao hơn về độ thành thạo khi sử dụng như kỹ thuật toán học, công nghệ, lập trình, khoa học,… giúp công việc trở nên dễ dàng hơn và đạt hiệu quả nhanh chóng hơn.

Kỹ năng giao tiếp thuộc về kỹ năng mềm trong việc tương tác với khách hàng, đối tác. Tuy nhiên, kỹ năng giao tiếp cũng thuộc về kỹ năng mềm trong việc trình bày, truyền đạt thông tin đến người nghe, người đọc một cách hiệu quả nhất.

Kỹ năng cứng trong giao tiếp được thể hiện qua việc viết Email, báo cáo bằng biểu đồ, hình ảnh gửi sếp trình bày, đánh giá kết quả.

Kỹ năng này giúp gắn kết con người với nhau

Tầm quan trọng của kỹ năng cứng trong cuộc sống

Kỹ năng cứng đóng vai trò thiết yếu cho mọi công việc và trong cuộc sống hằng ngày. Không có kỹ năng cứng có nghĩa là thiếu chuyên môn, kiến thức cụ thể và không có bất kỳ kinh nghiệm thực tế nào, điều này sẽ khiến một người không thể đạt thành công và phát triển.

Bất kỳ công việc nào cũng yêu cầu người làm phải có những kỹ năng cứng phù hợp để thực hiện tốt công việc đó. Ví dụ, trong lĩnh vực công nghệ, cần phải nắm vững kiến thức về kỹ thuật, lập trình, mạng máy tính, hệ thống, cơ sở dữ liệu, an toàn thông tin, trí tuệ nhân tạo, và các công nghệ liên quan khác,... mới có thể thực hiện được công việc.

Bên cạnh đó, kỹ năng cứng cũng rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Chúng giúp chúng ta hoàn thiện khả năng và trang bị những kiến thức cần thiết. Ví dụ, kỹ năng viết giúp chúng ta truyền đạt ý kiến ​​một cách rõ ràng và thuyết phục. Kỹ năng quản lý tài chính giúp chúng ta lập kế hoạch tài chính cá nhân và đảm bảo sự ổn định trong tương lai.

Phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng sống

Liên quan nhiều đến kỹ thuật, những kiến thức chuyên môn

Liên quan đến khía cạnh cá nhân và các mối quan hệ

Được học thông qua đào tạo, những kinh nghiệm thực tiễn

Được học thông qua trải nghiệm cuộc sống và tương tác với người khác

Các kỹ năng kỹ thuật, thiết kế, lập trình, quản lý dự án

Các mối quan hệ, khả năng sinh tồn, khả năng thoát hiểm, xử lý xung đột

Đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các công việc chuyên môn

Đóng vai trò quan trọng trong xây dựng mối quan hệ, thành công cá nhân và phát triển bản thân

Được đánh giá thông qua các loại bằng cấp, chứng chỉ, kinh nghiệp

Khó có thể đánh giá cụ thể, thường được đánh giá thông qua những phản hồi và quá trình quan sát của bản thân

Sự khác biệt của kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm (Soft Skills) là kỹ năng thiên về tính cách cá nhân, không yêu cầu cao về thành thạo chuyên môn, kỹ thuật. Kỹ năng mềm giúp bạn hòa nhập và tương tác với xã hội, cộng đồng, tập thể.

Kỹ năng cứng là kỹ năng mang tính định lượng cụ thể làm việc liên quan đến ngành nghề, chuyên môn. Còn kỹ năng mềm thuộc về khả năng giao tiếp, làm việc tiếp xúc với con người và cảm xúc. Kỹ năng cứng thuộc về chỉ số IQ (Intelligence Quotient), còn kỹ năng mềm thuộc về chỉ số EQ (Emotional Quotient). Để có thể thành thục kỹ năng cứng, bạn cần trải qua những kiến thức thực hành, thông qua đào tạo tại trường lớp, cơ sở đào tạo. Kỹ năng mềm thường được rèn luyện từ những thói quen sinh hoạt hằng ngày, rèn luyện qua môi trường xung quanh,…

Sự khác biệt của kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

Kỹ năng kinh doanh và quản lý

Đây là kỹ năng thiết yếu trong việc điều hành và phát triển một doanh nghiệp. Kỹ năng này bao gồm việc sử dụng các phần mềm để ứng dụng trong công việc. Các phần mềm giúp vận hành các đầu công việc trơn tru và đảm bảo độ chính xác cao nhất.

Kỹ năng kỹ thuật (Technical Skills) là kỹ năng đòi hỏi tính chuyên môn cao. Kỹ năng này liên quan đến khả năng thành thạo sử dụng một ứng dụng phần mềm nào đó nhất định. Các công việc liên quan đến kỹ năng kỹ thuật thường là công nghệ, khoa học, dữ liệu, nghiên cứu,… Các kỹ năng liên quan đến kỹ thuật thường được sử dụng là:

Kỹ năng tiếp thị bao gồm các kỹ năng cứng trong việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ liên quan đến tiếp thị. Kỹ năng tiếp thị còn sử dụng thêm kỹ năng mềm trong bán hàng, chăm sóc khách hàng.

Kỹ năng tiếp thị giúp kết nối doanh nghiệp với khách hàng