23/10/2023 16:19 Thanh Xuân In bài
Liên hoan Phim Nhật Bản 2023 tại Việt Nam
Thứ ba, 17/10/2023 21:59 (GMT+7)
(ĐCSVN) - Bộ VHTTDL vừa có Quyết định 2934/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Liên hoan Phim Nhật Bản 2023 tại Việt Nam.
Theo Quyết định, Bộ cho phép Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Liên hoan Phim Nhật Bản 2023 tại Việt Nam. Liên hoan diễn ra từ ngày 27 tháng 10 đến ngày 21 tháng 12 năm 2023. Phạm vi tổ chức tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh tại các địa điểm sau: Trung tâm Chiếu phim Quốc gia (Hà Nội), Rạp Galaxy Nguyễn Kim (Hải Phòng), Rạp Metiz (Đà Nẵng), Rạp Cinestar (TP. Hồ Chí Minh).
Các bộ phim chỉ được phép chiếu trong khuôn khổ chương trình khi có giấy phép phân loại phim. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Điện ảnh, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Giám đốc Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Được biết, những bộ phim được trình chiếu là các tác phẩm điện ảnh Nhật Bản mới đặc sắc đã đạt nhiều giải thưởng Quốc tế trong những năm gần đây… Các tác phẩm lần này đa dạng về nội dung và cách thể hiện từ hoạt hình, cảm động, hài hước, kịch tính, tình cảm nhưng đều truyền tải những thông điệp tốt đẹp cũng như mang đậm nét văn hoá Nhật Bản. Đây cũng là một trong những hoạt động giao lưu văn hóa kỷ niệm dấu mốc quan trọng trong mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản trong năm 2023.
Liên hoan Búp sen hồng năm nay diễn ra từ ngày 7 - 10/7/2024 với gần 2.000 đại biểu là cán bộ phụ trách và thiếu nhi đến từ 39 cung thiếu nhi, nhà thiếu nhi, trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi các tỉnh, thành khu vực phía Nam và trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi hai tỉnh phía Bắc là Bắc Ninh và Hà Nam.
Các hoạt động chính của Liên hoan Búp sen hồng năm nay gồm: Chương trình biểu diễn nghệ thuật và lưu diễn phục vụ thiếu nhi và nhân dân tại các địa phương trong tỉnh; diễu hành biểu dương lực lượng; đồng diễn flashmob; trưng bày sản phẩm ẩm thực đặc trưng theo khu vực vùng, miền; tham quan các khu di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh…
Bí thư Tỉnh đoàn Phú Yên Lương Minh Tùng cho biết: Liên hoan Búp sen hồng khu vực phía Nam lần thứ XXVII là ngày hội lớn của thiếu nhi, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích giúp các em thể hiện tài năng và đam mê nghệ thuật; đồng thời tạo điều kiện để các em giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm từ các địa phương trên mọi miền Tổ quốc.
Tại lễ khai mạc, các đại biểu được thưởng thức chương trình nghệ thuật với nhiều tiết mục đặc sắc ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu, quê hương tươi đẹp, tình yêu đất nước, lòng mến khách của các bạn thiếu nhi Phú Yên, tấm lòng rộng mở đón chào bè bạn bốn phương hội tụ…
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Đào Mỹ khẳng định: Tỉnh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em, thường xuyên chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tạo điều kiện cho thiếu nhi được học tập, rèn luyện, sinh hoạt vui chơi, giải trí, tham gia các sân chơi lành mạnh, các liên hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ... Thời gian tới, các cấp, cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội của tỉnh tăng cường hơn nữa công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước giàu mạnh.
Dịp này, Ban tổ chức Liên hoan Búp sen hồng khu vực phía Nam lần thứ XXVII trao tặng một Ngôi nhà Búp sen hồng trị giá 75 triệu đồng và 25 suất học bổng với tổng trị giá 25 triệu đồng cho thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn; trao 255 bộ áo dài cho cán bộ Đoàn, Đội tỉnh Phú Yên.
Điện ảnh Quân đội luôn là hãng phim đi đầu trong sản xuất phim tài liệu về đề tài chiến tranh. Tham dự Vòng Chung khảo, Điện ảnh Quân đội có 4 phim tài liệu đề cập đến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với những khía cạnh mới.
Đó là những ký ức suy tư về chiến dịch Khe Sanh qua lăng kính một thanh niên trẻ thế kỷ 21 trong phim “Trở về Khe Sanh”. Là khát vọng hòa bình muôn đời của dân tộc Việt Nam được thể hiện trong phim “Bầu trời của hòa bình”. Phim “Hóa giải” đề cập đến cuộc hội ngộ của những phi công Việt Nam và Hoa Kỳ từng tham gia chiến tranh, hướng đến khát vọng xây dựng hòa bình. Phim “Khát vọng thiên thanh” ca ngợi thế hệ phi công có khát vọng chiến đấu mãnh liệt bảo vệ bình yên cho bầu trời Việt Nam.
Về đề tài thương binh liệt sĩ và hậu chiến, Điện ảnh Quân đội nhân dân có 2 tác phẩm. Phim tài liệu “Niềm tin” kể về hơn nửa thế kỷ tìm kiếm thông tin về sự hy sinh của một người lính; từ đó khẳng định Đảng, Quân đội và nhân dân không bao giờ quên những người đã hy sinh vì Tổ quốc.
Phim “Suối nguồn” đã thành công trong việc xây dựng hình tượng người lính vẫn vẹn nguyên những phẩm chất cao quý sau khi rời quân ngũ. Phim kể về một cựu chiến binh sau khi xuất ngũ đã dành hơn ba thập kỷ cần mẫn xây dựng những trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi; dùng tình thương và tấm gương sống, lao động của mình làm suối nguồn để hàng trăm đứa trẻ trưởng thành, trở thành giáo viên, thạc sỹ, kỹ sư, sỹ quan biên phòng…
Thời lượng chưa đầy 30 phút của bộ phim cũng đủ để khán giả khắc sâu những giá trị cao quý của người lính: Sự hy sinh, tình yêu thương đối với nhân dân và con trẻ, tính kỷ luật, ý chí, và cả sự nghiêm khắc. Khán giả sẽ khó quên hình ảnh rất giản dị và giàu tình cảm của nhân vật chính – cựu chiến binh Nguyễn Trung Chắt: Từ cách ánh mắt, nụ cười nhẹ nhàng, hồn hậu, những lời tâm sự mộc mạc mà thấm thía tình yêu thương. Và cả những khoảnh khắc quý giá thể hiện tình yêu mà người cha ấy dành cho những đứa con nuôi của mình, như khi ông phát biểu thay mặt nhà gái nhân ngày cưới một trong những cô con gái của trung tâm, hay khi ông trầm lặng một mình lái chiếc xe chở hàng Tết lên vùng núi phía Bắc cho những đứa trẻ…
Đối với đề tài về người lính hôm nay, Điện ảnh Quân đội tham gia Liên hoan phim với hai bộ phim mang hai sắc thái khác nhau.
Phim “Thanh âm đại ngàn” đi sâu phản ánh người lính trên con đường bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Người lính trong phim không chỉ mạnh mẽ trong huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, mà đã hòa nhịp cùng người dân Tây Nguyên phục hồi di sản văn hóa cồng chiêng.
Bên cạnh những sáng tạo về thủ pháp làm phim, Điện ảnh Quân đội Nhân dân cũng phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống hậu kỳ, hòa âm hiện đại. Công nghệ hoà âm và thủ pháp hoà âm của kỹ sư âm thanh trong phim này đã nâng chất lượng nghệ thuật của bộ phim lên rất nhiều.
Trong phim “Thép trong lòng biển sâu”, hình ảnh người lính được phản ánh rất mạnh mẽ và dạn dày bản lĩnh khi trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Phim nói về lực lượng tàu ngầm của Quân đội nhân dân Việt Nam, một lực lượng mới, hiện đại.
Ba phim khoa học tham dự Liên hoan Phim của Điện ảnh Quân đội đã đề cập đến những vấn đề nóng bỏng trong xã hội hiện nay. Phim “Bốn tại chỗ trong phòng chống bão lũ” phân tích sâu về phương châm “Bốn tại chỗ” ứng dụng trong phòng chống bão lũ. Phim “Nghiên cứu về ứng dụng công nghệ trong chữa cháy” được hoàn thành đúng thời điểm đất nước ta xảy ra những vụ cháy lớn, gây nhiều thiệt hại, vấn đề phòng, chữa cháy được toàn xã hội quan tâm.
Với chủ đề nghiên cứu về ứng dụng công nghệ trong chữa cháy, bộ phim đã đặt ra một góc nhìn trúng, đúng, cần thiết đối với công tác phòng - chữa cháy. Phim phân tích nguyên lý, thiết kế và xu hướng ứng dụng của 3 sản phẩm chữa cháy do nhà máy Z113 – Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng thiết kế, chế tạo. Các sản phẩm này có thể khắc phục những hạn chế của các phương pháp chữa cháy hiện nay. Bộ phim khoa học này đã góp một tiếng nói thiết thực đối với vấn đề nâng cao ý thức phòng cháy chữa cháy trong nhân dân.
Phim khoa học “Sinh tồn” đề cập đến một giáo trình rất riêng, rất độc đáo của Quân đội. Đó là giáo trình dạy cho người lính cách duy trì sự sống khi bị lạc trên đảo nhiệt đới không người. Trong phim, những người lính đặc công đã thực hiện một cuộc diễn tập trên đảo nhiệt đới, thực hành đầy đủ các bước của giáo trình. Bằng những góc quay, chuyển động máy và những khuôn hình đậm đặc chất điện ảnh, Sinh tồn hứa hẹn sẽ đem lại nhiều ấn tượng mới lạ cho khán giả thông qua những chuyển động đầy ấn tượng của máy quay.
Với những tác phẩm đa dạng, phong phú về người lính tham dự Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 23, Điện ảnh Quân đội nhân dân tiếp tục khẳng định vai trò là một đơn vị làm phim uy tín về đề tài lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng, góp phần đưa hình ảnh người lính đến với đông đảo khán giả và nhân dân.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Dù có một số phim nổi bật, đặc biệt đạt doanh thu phòng vé hàng trăm tỷ đồng hay một số phim gây chú ý khi từng giành các giải thưởng ở nước ngoài, song cuộc đua Bông sen vàng hạng mục phim truyện điện ảnh vẫn rất khó đoán.
Tại lễ trao giải Cánh diều 2023 diễn ra tại Nha Trang vào đầu tháng 9 vừa qua, bộ phim Tro tàn rực rỡ là cái tên giành Cánh diều vàng ở hạng mục phim truyện điện ảnh. Con Nhót mót chồng và Nhà bà Nữ cùng nhận Cánh diều bạc.
Cả ba bộ phim này sẽ một lần nữa tiếp tục "đụng độ" để cạnh tranh giải cao nhất Bông sen vàng. Tuy nhiên, cuộc đua lần này sẽ gay cấn hơn bởi đã có những ứng viên mới trong danh sách tranh giải vừa được phát hành vào thời điểm cuối năm là Đất rừng phương Nam và Người vợ cuối cùng.
Tro tàn rực rỡ đang là ứng viên nặng ký cho giải Bông sen vàng
Trong quá khứ, hiếm khi nào Cánh diều vàng (giải thưởng của Hội Điện ảnh Việt Nam) và Bông sen vàng (giải thưởng của Cục Điện ảnh Việt Nam) cùng trao giải cao nhất cho một bộ phim. Lần gần nhất vào năm 2021 Bông sen vàng gọi tên Mắt biếc trong khi Đêm tối rực rỡ nhận Cánh diều vàng. Năm 2019, Song lang nhận giải Bông sen vàng trong khi Hạnh phúc của mẹ thắng Cánh diều vàng. Đặc biệt, Song lang cũng từng là bộ phim "bại trận" trước Chàng vợ của em - tác phẩm từng chiến thắng giải Cánh diều 2018.
Mọi thông tin nói trên chỉ mang tính tham khảo bởi ai cũng biết mỗi giải thưởng có tiêu chí và ban giám khảo riêng để đánh giá, lựa chọn và đưa ra kết quả cuối cùng.
Tại LHP Việt Nam lần thứ 23, về mặt nghệ thuật, hiển nhiên Tro tàn rực rỡ đang có nhiều lợi thế với bề dày thành tích đã tham gia và đạt giải tại nhiều liên hoan phim, giải thưởng quốc tế. Dù không đạt doanh thu cao nhưng bộ phim của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên được đánh giá có chất lượng nghệ thuật tốt, đặc biệt thuần Việt, khá gần với chủ đề LHP năm nay. Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên cũng được xem là ứng viên nặng ký ở hạng mục Đạo diễn xuất sắc.
Đất rừng phương Nam được nhắc tên rất nhiều trong các hoạt động của LHP
Tuy nhiên, nếu xét về mặt doanh thu hay hiệu ứng truyền thông, các tác phẩm Nhà bà Nữ, Đất rừng phương Nam, Người vợ cuối cùng, Con Nhót mót chồng lại có lợi thế trên đường đua năm nay, dù mỗi phim đều còn những điểm mạnh hay hạn chế nhất định.
Ở các cuộc hội thảo trong khuôn khổ LHP, không ít nhà làm phim cả nói trực diện hay không nhắc tên đều khá bức xúc
Với trường hợp của Đất rừng phương Nam bị ném đá dữ dội thời gian qua, đạo diễn Phi Tiến Sơn gọi ồn ào của câu chuyện này là “một nỗi đau” của điện ảnh Việt tại hội thảo về công nghiệp điện ảnh trong khuôn khổ LHP.
Do đó, trong trường hợp bộ phim được trao Bông sen vàng có thể xem là quyết định "bùng nổ", thậm chí mang tính "vượt rào" dư luận. Và, nếu xét một cách toàn diện, đầy đủ chưa hẳn bộ phim không xứng đáng giành giải cao nhất. Dĩ nhiên, cơ hội cho các phim có chất lượng từ mức khá trở lên đang được chia đều.
Hai bộ phim do nhà nước đặt hàng nằm trong danh sách 16 phim tranh giải lần này là Hồng Hà nữ sĩ hay Đào, phở và piano dù khó gây bất ngờ trong cuộc đua giành vàng nhưng vẫn có cơ hội ở các hạng mục giải thưởng khác.
Ngoài giải Bông sen vàng, Bông sen bạc, hạng mục phim truyện điện ảnh năm nay còn có giải thưởng của ban giám khảo, giải do khán giả bình chọn dành cho phim truyện tham dự chương trình Việt Nam đương đại hay giải cho phim đầu tay xuất sắc. Phía tỉnh Lâm Đồng cũng dành riêng giải thưởng “Lâm Đồng - Cao nguyên hùng vĩ” cho phim truyện có bối cảnh được quay tại Lâm Đồng hay nhất. Em và Trịnh hay Tháng năm rực rỡ đang là những ứng viên nặng ký cho hạng mục này.
Trong danh sách 16 phim truyện điện ảnh dự thi, bộ phim của đạo diễn Lưu Huỳnh có thể xem là ẩn số đặc biệt khi lần đầu tiên được trình chiếu trước khán giả. Phim khắc họa hành trình khắc nghiệt, vượt lên nghịch cảnh của người mẹ bị bại não cùng cô con gái nhỏ. Nhưng trên hết, phim đề cao tình mẫu tử thiêng liêng và cả sự ấm áp, nhân văn của tình người dẫu vẫn còn những sự bạc bẽo, vô tâm. Mẹ ơi, Bướm đây cũng ghi điểm về diễn xuất với điểm sáng của hai nữ chính Đinh Y Nhung và Mai Cát Vi. Rất có thể trong đêm trao giải bộ phim có thể tạo nên những bất ngờ ở cả hạng mục cho phim cũng như các cá nhân.
Ngoài cuộc đua của các bộ phim, các hạng mục dành cho cá nhân ở lĩnh vực điện ảnh cũng nhận được rất nhiều sự chú ý. Trong danh sách 16 phim truyện điện ảnh dự thi năm nay, có không ít những cái tên nổi bật, có thể giành vàng trong đêm bế mạc tối nay, 25-11.
Bùi Thạc Chuyên (Tro tàn rực rỡ), Victor Vũ (Người vợ cuối cùng), Nguyễn Quang Dũng (Đất rừng phương Nam), Trấn Thành (Nhà bà Nữ), Vũ Ngọc Đãng (Con Nhót mót chồng), Phan Gia Nhật Linh (Em và Trịnh)... đều có cơ hội khá ngang bằng. Bởi, xét trong các phim dự thi lần này họ đều có những điểm mới, điểm mạnh so với chính bản thân so với các dự án trước đây.
Kaity Nguyễn là gương mặt nổi bật hạng mục dành cho Nữ diễn viên chính xuất sắc
Hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc, 16 bộ phim tranh giải quy tụ số lượng lớn các diễn viên với những vai diễn nổi bật. Kaity Nguyễn là cái tên rất đáng chú ý và được mong đợi với hai vai chính trong hai dự án đình đám là Người vợ cuối cùng và Cô gái từ quá khứ. Nếu được vinh danh, đây là lần thứ 2 cô nhận được giải thưởng này sau khi từng lên ngôi cao nhất tại LHP Việt Nam lần thứ 20 với vai diễn trong Em chưa 18.
Tuy nhiên, để chạm đến ngôi vị cao nhất đó cô sẽ phải vượt qua Thu Trang (Con Nhót mót chồng) vừa giành giải này tại Cánh diều 2023. Bạn diễn của Kaity trong Cô gái từ quá khứ - diễn viên Lan Ngọc cũng là cái tên đáng chú ý. Hoàng Hà, Bùi Lan Hương (Em và Trịnh), Phương Anh Đào và Juliet Bảo Ngọc Doling (Tro tàn rực rỡ) hay Anh Đào (Hồng Hà nữ sĩ)… cũng đều có cơ hội.
Ở hạng mục Nam chính xuất sắc, một vài cái tên không thể không nhắc đến gồm: Thái Hòa (Con Nhót mót chồng), Tuấn Trần (Đất rừng phương Nam), Avin Lu (Em và Trịnh)…Đặc biệt, Thái Hòa vừa là người chiến thắng hạng mục này tại giải Cánh diều.
Em và Trịnh có nhiều bối cảnh quay tại Đà Lạt
Hạng mục Nam/Nữ diễn viên phụ xuất sắc cũng có nhiều cái tên đáng chú ý khiến mọi sự dự đoán đều rất khó khăn. Trong khi đó, cuộc đua ở các hạng mục về quay phim, kĩ xảo, âm thanh, âm nhạc, thiết kế mỹ thuật… rõ ràng ưu thế đang thuộc về: Người vợ cuối cùng, Đất rừng phương Nam, Em và Trịnh…
Theo thông lệ, danh sách đề cử các hạng mục chỉ được công bố trên sân khấu đêm trao giải ngay trước khi ban tổ chức thông báo người chiến thắng.
Lễ bế mạc và trao giải LHP Việt Nam lần thứ 23 sẽ diễn ra tối 25-11 tại Dalat Opera House (nhà hát ca vũ kịch đầu tiên của TP Đà Lạt) và được phát trực tiếp trên kênh VTV2 Đài Truyền hình Việt Nam.
Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam hân hạnh giới thiệu Liên hoan phim châu Âu lần thứ 23 tại Việt Nam, diễn ra từ ngày 14 đến 28 tháng 11 năm 2024 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
EUFF 2024 giới thiệu một chương trình đa dạng gồm 18 bộ phim, nhiều phim trong số đó đã giành được các giải thưởng danh giá tại các liên hoan phim trên toàn thế giới. 18 phim là các cuộc gặp gỡ với những nhân vật bình thường trong những cảnh huống bất thường, theo chân họ ra khỏi những đường biên, thực hiện các hành trình tới nhiều bối cảnh không gian-thời gian khác nhau trải khắp châu Âu.
Tựa như truyền thống của điện ảnh là tấm gương phóng chiếu đời sống, các bộ phim gợi mở những suy ngẫm về cuộc đời của mỗi cá nhân, về những trải nghiệm riêng tư.
Liên hoan phim chính thức khai mạc vào ngày 14 tháng 11 tại Hà Nội với buổi công chiếu chính thức tại Việt Nam bộ phim hoạt hình Ba Lan Nông Dân – dựa trên một trong những tác phẩm văn học kinh điển của Ba Lan và được sản xuất bởi cùng một đội ngũ đứng sau bộ phim Vincent Thương Mến nổi tiếng.
Tối hôm sau, EUFF 2024 sẽ đến Thành phố Hồ Chí Minh, buổi chiếu đầu tiên sẽ là bộ phim Tây Ban Nha 20 Ngàn Loài Ong – lấy bối cảnh ở xứ Basque xinh đẹp, bộ phim là câu chuyện cảm động về một cô bé chuyển giới, hành trình tìm kiếm danh tính, cũng như những liên kết của cô với gia đình yêu thương xung quanh.
Ngoài các buổi chiếu hàng ngày, EUFF 2024 còn mang đến một loạt các sự kiện bên lề thú vị, bao gồm ba workshop chuyên sâu được thiết kế riêng cho các nhà làm phim Việt Nam và do các chuyên gia châu Âu dẫn dắt, một cuộc thi đánh giá phim trực tuyến, các cuộc thảo luận sau buổi chiếu với khán giả do nhà phê bình phim Lê Hồng Lam điều phối, cùng nhiều hoạt động khác.
Để biết tất cả thông tin về EUFF, bao gồm danh sách đầy đủ các bộ phim, lịch trình, thông tin chi tiết về vé, v.v., vui lòng tham khảo trang web chính thức tại địa chỉ này.
(QBĐT) - Trong các ngày 23 và 24/9, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024-2029.
Tham dự đại hội, về phía Trung ương Đoàn, Trung ương Hội LHTN Việt Nam có các đồng chí: Ngô Văn Cương, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn; Nguyễn Xuân Hiếu, Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam.
Về phía lãnh đạo tỉnh có các đồng chí: Trần Hải Châu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Thắng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; đại diện lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thị xã, thành phố và 259 đại biểu chính thức đại diện cho ý chí và sức trẻ của thanh niên Quảng Bình.
Với khẩu hiệu hành động “Thanh niên Quảng Bình Đoàn kết-Sáng tạo-Khát vọng-Phát triển”, đại hội là sự kiện chính trị trọng đại, ngày hội lớn của thanh niên toàn tỉnh nhằm đánh giá kết quả thực hiện các mặt công tác nhiệm kỳ 2019-2024 và quyết định những vấn đề quan trọng của công tác hội và phong trào thanh niên trong 5 năm tới.
Trong nhiệm kỳ qua, với tinh thần xung kích, bản lĩnh, tình nguyện của tuổi trẻ, công tác hội và phong trào thanh niên trong tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp vào những thành tựu toàn diện của tỉnh. Trong đó, có 9/10 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tỷ lệ đoàn kết, tập hợp thanh niên đạt 75%, tăng gần 3% so với nhiệm kỳ trước. Hiện, Hội LHTN Việt Nam tỉnh có hơn 128.000 hội viên với 3.410 chi hội, câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm.
Các cấp Hội LHTN Việt Nam tỉnh đã tập trung triển khai phong trào "Tôi yêu Tổ quốc tôi" một cách đồng bộ, gần gũi với thanh niên, nhằm cổ vũ thế hệ trẻ thể hiện lòng yêu nước bằng những hành động cụ thể, thiết thực. Nổi bật là các cấp bộ hội trong toàn tỉnh đã tổ chức 1.250 hoạt động “đền ơn đáp nghĩa", "uống nước nhớ nguồn”; triển khai 532 công trình, phần việc thanh niên với tổng trị giá gần 7,7 tỷ đồng; các hoạt động tình nguyện “vì cuộc sống cộng đồng” đã thu hút 195.000 lượt hội viên, thanh niên tham gia với giá trị các nguồn lực hỗ trợ trên 7,5 tỷ đồng.
Nhiệm kỳ qua, cộng đồng khởi nghiệp tỉnh Quảng Bình tiếp tục lan tỏa, truyền cảm hứng, tinh thần khởi nghiệp cho thanh niên địa phương. Hội LHTN Việt Nam tỉnh đã tập hợp được hơn 624 thành viên là thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp, sinh hoạt tại 12 đơn vị cấp cơ sở và triển khai nhiều chương trình hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp.
Tại đại hội, thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Hải Châu đã tặng đại hội bức trướng của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh với dòng chữ “Thanh niên Quảng Bình Đoàn kết-Sáng tạo- Khát vọng- Phát triển”.
Phát biểu chỉ đạo tại đại hội, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thắng ghi nhận và biểu dương những đóng góp của cán bộ, hội viên thanh niên; đồng thời đánh giá cao vai trò của Hội LHTN Việt Nam tỉnh đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong những năm qua.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Để đạt mục tiêu đưa Quảng Bình trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực Bắc Trung bộ, đòi hỏi sự nỗ lực của toàn Đảng bộ và các tầng lớp nhân dân, trong đó có sự đóng góp, cống hiến, xung kích của tuổi trẻ tỉnh nhà. Hội LHTN Việt Nam tỉnh phải bám sát mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, tạo ra phong trào hành động cách mạng, khơi dậy trong mỗi người trẻ tinh thần dấn thân, vượt khó, tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp, làm giàu chính đáng cho bản thân và xây dựng quê hương.
Các cấp bộ hội cần lựa chọn những giải pháp phù hợp, thiết thực để triển khai có hiệu quả phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi”, bồi đắp tinh thần yêu nước cho thanh niên, để thanh niên thực sự là lực lượng xung kích, đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Phát biểu tại đại hội, đồng chí Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam Nguyễn Xuân Hiếu nhấn mạnh: Các cấp bộ hội LHTN Việt Nam tỉnh Quảng Bình cần tiếp tục đẩy mạnh các mô hình, giải pháp nhằm tiếp tục phát triển tổ chức hội cả về đối tượng, khu vực.
Việc triển khai nhiệm vụ tiếp cận các nhóm thanh niên đặc thù cần được thiết kế bảo đảm tính thiết thực, thật sự chạm đến trái tim những người trẻ, giúp họ sống tốt hơn, nghị lực hơn, phát triển được bản thân để cống hiến nhiều hơn.
Để làm được điều đó, các cấp bộ hội trong tỉnh cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hội có đạo đức, trách nhiệm, năng lực và động cơ đúng đắn, thực sự tiên phong, gương mẫu, thực sự là người bạn đồng hành của thanh niên.
Đại hội đã ra mắt Ủy ban Hội LHTN Việt Nam tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2024-2029 gồm 45 ủy viên. Đồng chí Trần Khánh Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn tái đắc cử chức danh Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Quảng Bình khóa VII. Đại hội cũng đã hiệp thương chọn cử 15 đồng chí tham dự Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029.
Từ ngày 8/9 đến 9/10, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (The Japan Foundation) phối hợp cụm rạp BHD và một số đơn vị khác tổ chức tháng phim Nhật Bản - Japan Hour 2023.
Các tác phẩm lần này đa dạng về nội dung và cách thể hiện, từ thể loại hoạt hình, cảm động, hài hước, kịch tính đến tình cảm. Điểm chung giữa các bộ phim chính là việc truyền tải những thông điệp tốt đẹp cũng như mang đậm nét văn hoá Nhật Bản.
Ở lần tổ chức thứ 4, chương trình mang đến 5 bộ phim điện ảnh Nhật Bản hiện đại, được sản xuất từ 2020-2022 gồm: Inu-oh, Tiếp bước, Một lần chết thử, Bạn trai tôi trong bộ đồ màu cam và Đám cưới hỗn loạn. Xét trên số điểm do khán giả đánh giá trên nền tảng IMDb, phim “Inu-oh" được quan tâm nhất.
“Inu-oh” (tạm dịch: Khuyển vương) là phim hoạt hình duy nhất. Thuộc trường phái phim độc lập, tác phẩm chỉ nhận được 1.800 đánh giá nhưng đạt mức điểm khá cao: 7,1/10 điểm.
Từng gây sốt tại Liên hoan Phim Nhật Bản 2022, “Inu-oh” lấy bối cảnh về những con người có phần dị biệt, bị xã hội xa lánh, thậm chí chối bỏ. Đó là hai nhân vật Tomona - một nghệ sỹ trẻ bị mù, chơi đàn biwa, bị ám ảnh về danh tính của mình và Inu-oh- một sinh vật có hình thù kỳ lạ và vô cùng yêu thích nhảy múa.
Kết hợp với nhau, họ dần thu phục những người xung quanh bằng tình yêu và đam mê mới âm nhạc, nghệ thuật. Đây cũng là một chủ đề xuyên suốt phim, pha trộn âm nhạc rock-opera với tinh thần của Noh - một loại hình kịch nhảy cổ xưa của Nhật Bản ra đời từ thế kỷ 14, được UNESCO ghi nhận là di sản văn hóa phi vật thể...
Cả 5 bộ phim đều sẽ được chiếu vào những ngày cuối tuần nhằm giúp khán giả có thể sắp xếp thời gian dễ dàng hơn để thưởng thức những tác phẩm điện ảnh yêu thích.
Tại Hà Nội, phim sẽ có buổi chiếu đặc biệt lúc 15 giờ ngày 23/9 (Thứ Bảy) và 15 giờ ngày 1/10 (Chủ Nhật) đều tại rạp BHD Phạm Ngọc Thạch (Đống Đa).
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, phim được chiếu lúc 19 giờ ngày 23/9 (Thứ Bảy). Lịch chiếu đặc biệt là 19 giờ ngày ngày 1/10 (Chủ Nhật). Địa chỉ là rạp BHD tại Vincom Plaza 3/2 (Đường 3/2, Quận 10).
Song song với hoạt động liên hoan phim, một lễ hội văn hóa Nhật Bản cũng sẽ được diễn ra vào hai ngày 9/9 và 10/9. Lễ hội sẽ có nhiều hoạt động vui chơi giải trí mang đậm phong cách Nhật, hứa hẹn làm hài lòng khán giả ở mọi độ tuổi./.
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan: Việt Nam sẵn sàng cung ứng lao động có chất lượng cho doanh nghiệp Hàn Quốc
Cùng dự buổi tiếp có lãnh đạo Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Vụ Hợp tác Quốc tế thuộc Bộ và Công ty Tư vấn việc làm Hàn Quốc…
Tại buổi tiếp, hai bên đã trao đổi về hợp tác đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc trong ngành đóng tàu.
Ông KIM CHANIK cho biết: Tập đoàn đang cần nguồn cung lao động Việt Nam trong bối cảnh ngành đang thiếu hụt lực lượng lao động kéo dài.
Cũng theo ông KIM CHANIK: Để giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực, thời gian qua, Hàn Quốc đã triển khai nhiều biện pháp khác nhau như rút ngắn thời gian để người lao động nước ngoài có được thị thực lao động và tăng hạn ngạch sử dụng lao động nước ngoài trong các công ty. Tuy nhiên, dù liên tục bổ sung nguồn lao động nước ngoài, nhưng lĩnh vực đóng tàu vẫn thiếu hụt lao động.
“Hiện nay, các công ty đóng tàu Hàn Quốc đều ưu tiên tuyển dụng lao động Việt Nam, bởi lao động Việt Nam được đánh giá cao về chuyên môn kỹ thuật, tác phong làm việc và kỷ luật lao động” - ông KIM CHANIK chia sẻ.
Ông KIM CHANIK trao đổi: Sắp tới, Tập đoàn HANWHA có kế hoạch tuyển dụng lao động Việt Nam sang làm việc. Do đó, Tập đoàn mong muốn phía Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các doanh nghiệp phái cử của Việt Nam hỗ trợ, tạo điều kiện về các thủ tục xuất cảnh, trong đó có việc đào tạo tiếng Hàn cho người lao động trước khi xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc để kịp thời đáp ứng tiến độ công việc của Tập đoàn.
“Các Tập đoàn và doanh nghiệp Hàn Quốc rất coi trọng lao động thời vụ của Việt Nam. Tuy nhiên còn vướng một số thủ tục nên chương trình triển khai chậm, số lượng chưa đáp ứng theo nhu cầu của Hàn Quốc” - ông KIM CHANIK thông tin.
Ông KIM CHANIK cho biết thêm: Năm 2023, một số tỉnh của phía Nam Hàn Quốc đã ký Hiệp định thời vụ với Philippines và đưa khoảng 600 lao động thời vụ sang Hàn Quốc làm việc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai chương trình, các lao động của Philippines được đánh giá không cao như lao động Việt Nam. Chính vì vậy, các Tập đoàn và doanh nghiệp Hàn Quốc đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quan tâm để thời gian tới thúc đẩy nhanh hơn chương trình đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo hình thức hợp tác giữa các địa phương của hai nước.
Phát biểu tại buổi tiếp, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan cho biết: Việt Nam có 66.300 lao động đang làm việc tại Hàn Quốc theo 4 kênh hợp tác, bao gồm: Chương trình EPS, đây là kênh phái cử lao động chủ yếu sang Hàn Quốc; Chương trình lao động kỹ thuật (visa E7), đi làm việc theo hợp đồng cá nhân ký trực tiếp với doanh nghiệp Hàn Quốc hoặc thông qua các Hợp đồng cung ứng lao động ký giữa doanh nghiệp Việt Nam với đối tác Hàn Quốc; Chương trình người lao động đi làm thuyền viên trên các tàu đánh cá gần bờ và tàu cá xa bờ theo các hợp đồng cung ứng thuyền viên ký giữa doanh nghiệp Việt Nam và các chủ tàu Hàn Quốc; Chương trình đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo hình thức hợp tác giữa các địa phương của hai nước.
“Chỉ tính riêng 2 năm trở lại đây, thị trường Hàn Quốc thu hút nhiều lao động Việt Nam với trên 15.000 người xuất cảnh mỗi năm. Trong 6 tháng đầu năm 2024, thị trường Hàn Quốc tiếp tục là một trong ba thị trường tiếp nhận số lao động Việt Nam đi làm việc lớn nhất với hơn 5.500 lao động” – Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan thông tin.
Đáp lời ông KIM CHANIK, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan cảm ơn những đánh giá của phía Tập đoàn đóng tàu HANWHA dành cho lao động Việt Nam.
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan cho biết: Công tác tuyển chọn, đào tạo thời gian qua được phía Bộ hết sức quan tâm. Trước khi xuất cảnh, người lao động được ôn tập và rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Hàn để có thể nhanh chóng hòa nhập với môi trường sống, sinh hoạt và làm việc tại Hàn Quốc theo các quy định của pháp luật. Chính vì vậy, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội luôn xác định công tác đào tạo là nhiệm vụ trọng yếu, góp phần nâng cao chất lượng người lao động.
Đối với lao động sang Hàn Quốc làm việc theo thời vụ, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan cho rằng: Chương trình đưa lao động sang làm việc thời vụ tại Hàn Quốc thực hiện theo thỏa thuận ký giữa UBND cấp tỉnh Việt Nam và chính quyền địa phương Hàn Quốc. Cơ quan cấp tỉnh có thể giao cơ quan cấp huyện hoặc tổ chức sự nghiệp tại địa phương thực hiện phái cử lao động sau khi ký thỏa thuận. Với nhiệm vụ quản lý Nhà nước về lĩnh vực được Chính phủ giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm quyền lợi của người lao động.
Cuối buổi tiếp, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan cam kết, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ luôn lắng nghe, đồng hành, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các Tập đoàn, doanh nghiệp Hàn Quốc có thể tiếp nhận được những lao động Việt Nam có chất lượng sang làm việc.
(PLO)- Hội chợ Du lịch quốc tế TP.HCM khẳng định vị thế là hội chợ du lịch uy tín, có quy mô lớn nhất trong khu vực hạ nguồn sông Mê Kông.
Sáng 7-9, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Hội chợ Du lịch quốc tế TP.HCM lần thứ 17 năm 2023 (ITE HCMC 2023) đã chính thức khai mạc.
Lễ khai mạc có sự tham dự của các quan khách nguyên là quan chức cấp cao của Đảng và Nhà nước; ông Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Chính phủ; ông Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL; ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM...
Lễ khai mạc có sự tham dự của nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước
Hội chợ Du lịch quốc tế TP.HCM lần thứ 17 năm 2023 được khai mạc vào sáng 7-9.
Ngoài ra, chương trình vinh dự đón tiếp các lãnh đạo đến từ Bộ Du lịch Campuchia; Bộ Thông tin - Văn hoá và Du lịch Lào, Tổng cục Du lịch Thái Lan... Với sự tham dự của 3.500 đại biểu chuyên môn đến từ 45 tỉnh, TP và 42 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu tại lễ khai mạc.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM khẳng định vai trò quan trọng của ITE HCMC trong việc thúc đẩy tăng trưởng thị trường khách quốc tế đến Việt Nam. Hội chợ cũng giúp tăng dòng khách lưu chuyển giữa các quốc gia, tối ưu hoá thu nhập du lịch.
Điều này thể hiện cụ thể thông qua việc kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp du lịch Việt Nam, doanh nghiệp du lịch các nước hạ nguồn sông Mê Kông với doanh nghiệp các thị trường truyền thống, thị trường tiềm năng trong khu vực và thế giới.
Ông Mãi đánh giá, các dự báo năm 2022 về phục hồi du lịch cho thấy, ngành du lịch còn nhiều lạc quan, dù kết quả năm 2023 chưa đạt như mong đợi cả về lượt khách, doanh thu và đóng góp của du lịch vào phát triển kinh tế xã hội.
"Hội chợ sẽ tiếp tục vun đắp tình đoàn kết, hợp tác hữu nghị, giao lưu văn hoá, ổn định hoà bình và phát triển thịnh vượng giữa các quốc gia, dân tộc. Đặc biệt, sự kiện diễn ra trong thời điểm TP.HCM và cả nước hướng đến kỷ niệm 50 năm, 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.” - ông Mãi nói.
Hội chợ thu hút hơn 400 đơn vị triển lãm và thương hiệu.
Hội chợ thu hút 199 người mua quốc tế từ 42 quốc gia và vùng lãnh thổ, kỳ vọng mở ra hơn 9.000 cuộc hẹn thương mại B2B giữa người mua và các đơn vị triển lãm.
Du lịch Việt Nam nói chung, du lịch TP.HCM nói riêng đã ghi nhận những tín hiệu phục hồi tích cực.
Theo đó, Việt Nam đã đón hơn 87 triệu lượt khách trong 8 tháng đầu năm 2023, đạt 70% so với năm 2019, trong đó khách quốc tế là 7,8 triệu lượt, gấp 5,4 lần so với cùng kỳ năm 2022, tổng thu từ du lịch đạt hơn 482 nghìn tỷ đồng.
Riêng tại TP. HCM, trong 8 tháng đầu năm 2023 đã đón gần 25 triệu lượt khách, đạt 63% so với năm 2019. Trong đó có gần 3 triệu lượt khách quốc tế, tăng 105,2% so cùng kỳ năm 2022, doanh thu du lịch đạt hơn 100.000 tỉ đồng.