Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ
Thách thức và cơ hội của nghiên cứu thị trường trong kỷ nguyên CMCN 4.0
Trong kỷ nguyên của Cách mạng Công nghiệp 4.0, sẽ có rất nhiều thách thức đối với công tác nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp hoặc các công ty NCTT:
Công ty Tư vấn Quản lý OCD tổng hợp
Tham khảo khóa học nghiên cứu thị trường của OCD tại: Khóa đào tạo “Kỹ năng Nghiên cứu thị trường”
Dịch vụ Nghiên cứu thị trường của OCD
Các công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu Việt nam
Tại sao cần nghiên cứu thị trường?
Qua nghiên cứu, bạn sẽ hình thành nên ý tưởng phát triển sản phẩm mới và lựa chọn chiến lược định vị đúng cho sản phẩm đó tại thị trường cụ thể. Ví dụ, qua nghiên cứu thị trường, bạn có thể phát hiện thấy hương vị của một loại thực phẩm cụ thể rất phổ biến ở khu vực này nhưng lại được coi là đặc biệt đối với một nhóm khách hàng khác và đó sẽ là thông tin marketing cần thiết nếu chiến lược kinh doanh của bạn có liên quan đến lĩnh vực đó.
Nghiên cứu thị trường sẽ cung cấp những chi tiết rất quan trọng hỗ trợ bạn từ việc phát hiện ra thị trường “ngách” cho đến việc hoạch định chiến lược marketing. Nhờ việc khảo sát thị trường, bạn không phải lãng phí tiền bạc và công sức cho những hy vọng sai lầm, đặc biệt khi bạn tiến hành một chiến dịch marketing lớn và tốn kém. Cần lưu ý rằng NCTT không đảm bảo chắc chắn cho sự thành công trong kinh doanh. Tuy nhiên, nó sẽ giúp bạn tránh được nhiều quyết định sai lầm khi chính thức tung sản phẩm ra thị trường.
phương pháp thu thập thông tin trong NCTT
Thông thường, có 6 phương pháp thu thập thông tin thường được sử dụng trong NCTT được trình bày dưới đây:
Đây là phương pháp thu thập thông tin với bảng hỏi ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề, bạn có thể phân tích được nhóm khách hàng mẫu đại diễn cho thị trường mục tiêu của mình. Mẫu càng lớn thì mức độ chính xác của kết quả điều tra càng cao. Có thể sử dụng nhiều phương pháp khảo sát như phỏng vấn trực tiếp, khảo sát bằng CAPI, điện thoại, thư và khảo sát trực tuyến.
Trong phương pháp phỏng vấn nhóm, người điều phối sẽ sử dụng một chuỗi các câu hỏi hay chủ đề đã được soạn sẵn để dắt dẫn cuộc thảo luận giữa một nhóm người. Quá trình này được diễn ra ở một nơi trung lập, gắn với các thiết bị quay hay một phòng quan sát với rất nhiều gương. Một lần phỏng vấn nhóm trọng kéo dài từ một đến hai tiếng, bạn phải tiến hành với ít nhất là ba nhóm để có được kết quả đáng tin cậy.
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ
Quan sát bức tranh ngôn ngữ học hiện đại, có thể thấy có khá nhiều đường hướng nghiên cứu khác nhau và mỗi đường hướng như vậy, tùy theo cơ sở triết học, lại có những cách hình dung về bản thể của đối tượng cũng hết sức khác nhau. Có thể nói, lịch sử ngôn ngữ học là lịch sử của các trường phái và tương ứng với chúng là cả một hệ phương pháp, hệ thủ pháp rất đa dạng, bên cạnh một số thủ pháp phổ biến chung cho mọi khoa học. Đặc điểm này không chỉ riêng của ngôn ngữ học. Có điều tính phủ định về mặt lí thuyết trong lĩnh vực này diễn ra với tốc độ quá nhanh. Và rõ ràng, muốn có được một cái nhìn tổng quát về một số phương diện hữu quan như cơ sở triết học, sự phát triển, tính kế thừa, những ưu điểm và hạn chế của các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học nói chung, quả không đơn giản, ngay đối với những nhà nghiên cứu giàu kinh nghiệm.
Nội dung cuốn sách gồm hai phần có 16 chương sau:
+ Chương 1. Phương pháp luận và phương pháp luận ngôn ngữ học
+ Chương 2. Phương pháp luận của trường phái Geneva
+ Chương 3. Phương pháp luận của trường phái Prague
+ Chương 4. Phương pháp luận của trường phái Copenhagen
+ Chương 5. Phương pháp luận của trường phái cấu trúc luận Mĩ
+ Chương 6. Phương pháp luận của trường phái London
+ Chương 7. Phương pháp luận của ngôn ngữ tạo sinh
+ Chương 8. Phương pháp luận của ngôn ngữ tri nhận
+ Chương 9. Phương pháp luận của ngôn ngữ nhân chủng
+ Chương 10. Phương pháp, thủ pháp và phương tiện miêu tả
+ Chương 11. Phương pháp giải thích bên ngoài
+ Chương 12. Phương pháp giải tích bên trong
+ Chương 13. Các phương pháp logic học, toán học, ngôn ngữ học tâm lí
+ Chương 14. Phương pháp so sánh - lịch sử
+ Chương 15. Phương pháp lịch sử - so sánh
+ Chương 16. Phương pháp đối chiếu.
Nguyễn Thiện Giáp. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2015.
Bộ sưu tập số Lĩnh vực Giáo dục
Last updated on 24 September, 2024
Theo Hiệp hội Marketing Mỹ, “Nghiên cứu thị trường (Marketing Research) là việc thu thập, ghi chép, phân tích dữ liệu về các vấn đề liên quan đến việc marketing sản phẩm và dịch vụ”.
Nghiên cứu thị trường là công cụ kinh doanh thiết yếu trong một môi trường cạnh tranh. Do đó, càng hiểu rõ về khách hàng tiềm năng bạn càng có nhiều cơ hội thành công. Việc hiểu biết về nhóm khách hàng mục tiêu tại một địa phương và thói quen mua sắm của họ sẽ giúp bạn tìm ra biện pháp thích hợp để đưa sản phẩm của mình vào thị trường một cách thành công.
Sợ mất khả năng kiểm soát khi thông tin quá nhiều
Một số doanh nghiệp đã quá bận rộn và e ngại không theo dõi được vấn đề khi phải xem xét toàn bộ thông tin và làm việc với các chuyên gia NCTT. Tuy nhiên, hầu hết các NCTT được thảo luận trong cuốn sách này yêu cầu một tố chất bình thường và một sự cam kết về thời gian.
Nghiên cứu thị trường là việc của đội ngũ trí thức và hàn lâm
Có sự hiểu lầm này là một phần do một số chuyên gia đã sử dụng những khái niệm và thuật ngữ phức tạp chuyên nghành. Tuy nhiên, những người làm NCTT giỏi đều ý thức rõ rằng mọi người đều có thể dễ dàng thiết kế và thực hiện NCTT.
Nghiên cứu thị trường – Cách tiếp cận “chủ động”
NCTT giúp bạn nắm được các diễn biến mới nhất trên thị trường mục tiêu, từ đó đưa ra các quyết định marketing nhanh chóng. Trong thị trường kinh doanh quốc tế biến động rất nhanh, bạn cần một cách tiếp cận chủ động như vậy và đó thực sự là lợi thế cạnh tranh của bạn.
Ngay cả trong giai đoạn dân số tăng trưởng chậm vẫn xuất hiện những xu hướng và những nhóm khách hàng mục tiêu mới, chẳng hạn như số lượng người cao tuổi hoặc các hộ độc thân ngày càng đông. Cả hai nhóm này đều tìm kiếm những sản phẩm tiện dụng. Qua nghiên cứu, bạn có thể xác định được quy mô của các nhóm này cũng như sự khác biệt của mỗi nhóm ở các quốc gia khác nhau và có thể dự đoán những mối quan tâm của họ để đáp ứng.
Cách tiếp cận “chủ động” sẽ dẫn đến thành công qua việc nhanh chóng đáp ứng và giới thiệu sản phẩm được thiết kế phù hợp về kích cỡ, kiểu dáng…cho từng khách hàng nói trên.
Nghiên cứu thị trường đòi hỏi sự cam kết mạnh mẽ
NCTT đòi hỏi phải có sự đầu tư về thời gian và tiền bạc. Đối với các doanh nghiệp thường xuyên tung sản phẩm mới ra thị trường ở quy mô lớn, hoạt động nghiên cứu TT là hoạt động cần thực hiện thường xuyên, nhất là trong bối cảnh các yếu tố môi trường thay đổi quá nhanh như hiện nay. Ở đây, bạn cần phải đầu tư một khoản tiền để khảo sát thị trường trước khi giới thiệu sản phẩm và điều đó sẽ giúp bạn tránh phải trả giá đắt cho những sai lầm trên thị trường mục tiêu sau này.
Đối với các doanh nghiệp Việt nam, NCTT vẫn còn là điều khá xa lạ và thường không được dự toán sẵn trong ngân sách marketing của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp nước ngoài, khi họ bắt đầu thâm nhập một thị t rường mới thì việc triển khai nghiên cứu gần như là điều bắt buộc. Điều này là do các doanh nghiệp nước ngoài có lịch sử lâu đời hơn và họ thấu hiểu tầm quan trọng của NCTT đối với quyết định phát triển sản phẩm hoặc thâm nhập thị trường mới vốn rất tốn kém.