Giúp đỡ hội từ thiện là điều tốt, nhưng bố thí cho người ăn xin ngoài đường cũng là việc quan trọng. Nên bớt sự dè dặt, nếu có, đặc biệt là với những người ăn xin vô gia cư dơ bẩn và khó nhìn đến nỗi mình không muốn ngó ngàng tới họ, nói gì đến việc nở một nụ cười và đối xử với họ bằng lòng tôn trọng. Hãy tưởng tượng nếu người đang sống trên vỉa hè kia là mẹ hay con trai của mình thì làm sao ta có thể lạnh lùng đi qua mà không đếm xỉa đến họ, như thể họ là rác rưởi hôi thối?
Hãy Sử Dụng Khả Năng Phi Thường, Nếu Như Không Còn Cách Khác
Một số người trong chúng ta có những khả năng vượt bực. Ta có thể là một người giỏi võ, nhưng không thích khoe khoang với người khác. Tuy nhiên, nếu như thấy ai bị tấn công thì ta nên dùng khả năng võ thuật để khống chế kẻ tấn công, nếu như không còn cách nào khác để ngăn chận họ.
Video: Matthieu Ricard — “Lợi Ích Của Lòng Vị Tha”Xin bấm vào ký hiệu tròn như cái hoa (Settings) ở bên mặt, phía dưới màn hình, rồi bấm chữ “Subtitles/CC” và chọn ngôn ngữ "Vietnamese" để xem phụ đề tiếng Việt.
Có rất nhiều cách để giúp ích cho người khác. Sự khéo léo không chỉ là ở chỗ biết cách giúp đỡ hay làm điều gì để giúp ai, mà là khi nào nên giúp và khi nào thì nên để người khác học cách tự lo cho họ. Những người đau khổ về thể chất hay tinh thần sẽ cần sự giúp đỡ của ta ngay lập tức, nhưng phải giúp đúng mức, không quá nhiều và không quá ít. Cần phải giúp những người bất hạnh phục hồi sự sống, nhưng về lâu về dài thì tốt hơn hết là nên tạo cho họ điều kiện và cung cấp công cụ, để họ có thể tiếp tục tiến bước và tự lo liệu cho mình.
TTO - Hơn 230 "người khờ" ở Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Hậu Giang đang được những "người mẹ, người cha" da mồi chăm sóc mỗi ngày. Có người từng là "người khờ" cũng quay lại chăm sóc những người đồng cảnh ngộ.
Khuyến Khích Những Người Sống Ngay Thẳng
Ta có thể giúp đỡ bằng cách khen ngợi những người sống ngay thẳng, theo đuổi con đường tích cực và làm việc tốt, nhưng cũng nên cẩn thận, để không khiến họ trở nên kiêu căng. Đặc biệt đối với những người mang mặc cảm tự ty thì điều này rất thích hợp. Đối với những người có phẩm chất tốt nhưng lại kiêu căng thì ta có thể khen ngợi họ với những người khác, nhưng không nên khen trước mặt họ. Ta vẫn khuyến khích họ sử dụng khả năng để giúp ích cho người khác, nhưng cũng giúp họ bớt tự hào bằng cách chỉ ra những sai lầm mà họ vấp phải.
An Ủi Và Bảo Vệ Những Kẻ Sợ Hãi
Nên cố gắng hết sức để an ủi những người và thú vật sống trong sợ hãi. Nếu có ai cần đi đến nơi nào nguy hiểm thì ta nên cùng đi với họ và bảo vệ họ. Đối với những người tỵ nạn đã thoát khỏi cảnh bạo lực trong quá khứ thì hãy đem lại cho họ sự an toàn và giúp họ định cư. Những người bị khủng hoảng tinh thần vì chiến tranh, hay bị hành hạ bằng bất cứ hình thức nào thì đặc biệt cần có sự cảm thông và giúp đỡ của chúng ta, để nguôi ngoai vết thương lòng.
Khi người ta đau buồn vì việc ly dị hay người thân qua đời thì hãy cố an ủi họ bằng tấm lòng bi mẫn. Không nên có thái độ kẻ cả và nghĩ rằng “Tội nghiệp bạn quá”, mà hãy tự đặt mình trong hoàn cảnh của họ và chia sẻ nỗi đau.
Trả Ơn Những Người Đã Giúp Đỡ Mình
Điều quan trọng là biết ơn công sức của những ai đang giúp cho thế giới hoạt động, và cố giúp đỡ những người đã giúp ích rất nhiều cho mình, chẳng hạn như cha mẹ của chúng ta. Nên giúp họ với lòng biết ơn chân thành, chứ không chỉ vì cảm giác tội lỗi hay bổn phận.
Giúp Đỡ Người Khác Theo Ước Muốn Của Họ
Nên cố giúp người khác theo cách phù hợp với họ. Nếu có ai nhờ mình dạy họ điều gì, dù đó không phải là điều ta thích thú, nhưng nếu có khả năng và nó phù hợp với họ thì ta cũng nên cố gắng hết sức mình. Giống như khi đi ăn nhà hàng với bạn bè, nếu ta luôn luôn muốn gọi thức ăn mà mình thích thì đó là thái độ không quan tâm đến bạn bè và ích kỷ. Đôi khi, mình cũng có thể chiều ý người khác, giống như trong một mối tình, phải có sự quân bình giữa những gì mình và người kia muốn. Không phải lúc nào bản thân mình và những gì mình thích cũng là điều quan trọng.
Chăm Sóc Những Người Đau Khổ
Cần phải chăm sóc cho những người bị bệnh, có khuyết tật hay đau đớn. Nếu như có ai ở trong nghịch cảnh vì một gánh nặng, hay công việc khó khăn thì hãy giúp họ một tay, để chia sẻ gánh nặng của họ.
Giúp Những Người Gần Gũi Đến Với Phật Pháp
Ta còn phải hành động để giúp những người luôn luôn muốn gần gũi với mình. Tuy không muốn họ phụ thuộc vào mình, nhưng nếu có mối liên hệ rất chặt chẽ với họ thì mình có thể giúp đỡ bằng cách dạy họ về các phương pháp căn bản trong đạo Phật để tạo ra hạnh phúc và giúp đỡ người khác, với điều kiện là họ phải thích thú với điều này. Đó không phải là việc cải đạo người khác, mà nói chung là giúp đỡ và khuyên nhủ họ. Nhờ vậy mà ta có thể giúp cho mối quan hệ với họ có ý nghĩa.
Dạy Hành Vi Tích Cực Cho Những Người Sống Đời Tiêu Cực
Không nên xua đuổi, chối bỏ hay kết tội những người sống đời vô cùng tiêu cực. Thay vì phê phán họ thì nên cố chỉ cho họ cách khắc phục hành vi tiêu cực, nếu như họ chịu cởi mở để thay đổi.
Nhiều hoạt động hỗ trợ giúp đỡ người nghèo, cận nghèo, khó khăn
Cập nhật ngày: 21/02/2023 05:49:57
Tại huyện Tháp Mười, UBND huyện, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), UBND các xã, thị trấn phối hợp cùng các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã triển khai, thực hiện nhiều giải pháp góp phần cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống cho người nghèo, cận nghèo, khó khăn.
Đại diện Hội Chữ thập đỏ xã Mỹ An trao quà “Tết nhân ái” do Nhóm thiện nguyện tình thương và mạnh thường quân tài trợ đến người có hoàn cảnh khó khăn
UBND huyện, Phòng LĐ-TB&XH, UBND các xã, thị trấn cùng với các ngành liên quan vận động đóng góp Quỹ vì người nghèo, kịp thời hỗ trợ đến các đối tượng thụ hưởng tại địa phương theo quy định. Đồng thời phối hợp huy động các nguồn lực từ các đơn vị, công ty, doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh chăm lo cho người nghèo, cận nghèo, khó khăn như: hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở, trao tặng thẻ bảo hiểm y tế, tặng quà... Toàn huyện có 100 căn nhà Đại đoàn kết được xây mới, trị giá hơn 7,580 tỷ đồng; hơn 15.000 phần quà được tặng hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn... trị giá hơn 6 tỷ đồng; tổ chức khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí 675 suất, trị giá trên 450 triệu đồng.
Hiện nay, có 34 Tổ tiết kiệm, 44 Tổ hùn vốn với tổng số vốn huy động 12,8 tỷ đồng, giúp hơn 2.100 lượt hội viên tiếp cận với các nguồn vốn để phát triển kinh tế, cải thiện thu nhập cho gia đình. Qua đó, xuất hiện các mô hình giảm nghèo tiêu biểu như: ủy thác một phần Quỹ vì người nghèo; mô hình Bếp ăn tình thương; mua tặng thẻ bảo hiểm y tế cho học sinh nghèo; các đơn vị trường mầm non, THCS còn thực hiện việc cấp bù học phí cho học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, giúp các em vượt qua khó khăn để tiếp tục việc học. Trong năm 2022, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện phối hợp với các tổ chức thành viên vận động các nguồn lực xã hội tổ chức khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí 3.765 suất, trị giá trên 2,45 tỷ đồng; 100% người nghèo, người thuộc hộ cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Phòng LĐ-TB&XH, UBND các xã, thị trấn vận động, tư vấn, kết nối giới thiệu việc làm cho 6.568/5.500 lao động đi làm việc trong và ngoài huyện, đạt 119,41%. Ngoài ra, Phòng LĐ-TB&XH huyện, UBND các xã, thị trấn, Trường Trung cấp Tháp Mười tập trung tuyên truyền, vận động người lao động tham gia học nghề phi nông nghiệp để tự tạo việc làm trong thời gian nhàn rỗi. UBND các xã, thị trấn khảo sát số lượng người lao động có nhu cầu tìm việc làm để kết nối tạo việc làm cho người lao động ngay tại địa phương.
Song song đó, UBND huyện cùng với các ngành còn triển khai, thực hiện lồng ghép nhiều chính sách, giải pháp giảm nghèo giúp cho nhiều hộ nghèo, người nghèo phát triển kinh tế hộ gia đình. Hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã giải ngân cho vay đến các đối tượng gồm: 35 hộ nghèo, 64 hộ cận nghèo, 671 hộ mới thoát nghèo, 209 học sinh, sinh viên. Đồng thời giải ngân cho vay đến 1.357 hộ vay nước sạch vệ sinh môi trường, 592 hộ vay giải quyết việc làm, 116 lao động vay đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.
Ngoài ra, từ nguồn vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2022 do UBND tỉnh phân bổ, huyện Tháp Mười đã triển khai thực hiện và phân khai kinh phí cho các ngành, đơn vị, UBND cấp xã thực hiện, với tổng kinh phí hơn 963 triệu đồng. Qua triển khai, thực hiện các hoạt động hỗ trợ dành cho hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn, đến nay trên địa bàn huyện, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 1,83% xuống còn 1,39%, giảm 0,44% (giảm tương đương 152 hộ) và hộ cận nghèo giảm từ 3,15% xuống còn 2,12%, giảm 1,03% (tương đương 359 hộ), vượt chỉ tiêu so với kế hoạch.
Năm 2023, UBND huyện Tháp Mười, Phòng LĐ-TB&XH huyện, UBND các xã, thị trấn tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được và đề ra giải pháp chăm lo hỗ trợ cho người nghèo, cận nghèo, khó khăn trên địa bàn huyện. Trong đó, xác định mục tiêu giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu; tiếp tục triển khai Kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện gắn giảm nghèo bền vững với xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao.
Phòng LĐ-TB&XH, UBND các xã, thị trấn, Trường Trung cấp Tháp Mười đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người nghèo; quan tâm tạo điều kiện để các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động giới thiệu người nghèo tham gia chương trình đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; huy động các nguồn lực của xã hội để thực hiện công tác giảm nghèo: tuyên truyền vận động, đóng góp ủng hộ Quỹ vì người nghèo. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ đối với người nghèo, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo.
Phát biểu tại chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo”, diễn ra tối nay 1(7/10) tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Ai cũng mong muốn có cuộc sống tốt đẹp nhưng “Mỗi cây mỗi hoa - Mỗi nhà mỗi cảnh”, có những số phận kém may mắn rất cần tấm lòng của cộng đồng… Mỗi sự giúp đỡ không chỉ mang giá trị vật chất mà còn là suối nguồn tinh thần để giúp họ vượt qua những khó khăn, nghịch cảnh của cuộc sống. Chúng ta cần nhận thức và hành động rõ ràng đó là cả hai. Chúng ta cần giúp đỡ vật chất để người nghèo giải quyết được cuộc sống trước mắt. Nhưng ở tầm nhìn xa, chúng ta cần tạo cơ chế, chính sách được ví như “cần câu” để người nghèo thoát nghèo bền vững.
Chương trình do Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hằng năm vào dịp ngày 17/10 - ngày quốc tế xóa nghèo.
Cùng dự có Ủy viên Bộ Chính Trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh tiến Dũng; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các Ban Bộ ngành trung ương, địa phương.
Chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo” là sự kiện có ý nghĩa chính trị, xã hội và nhân văn sâu sắc nhằm phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần tương thân, tương ái của cộng đồng nhằm quan tâm chăm lo giúp đỡ người nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững. Chương trình luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương và sự hưởng ứng của đông đảo doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
Theo số liệu thống kê, trong gần 3 năm từ năm 2020 đến nay mặc dù trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, bên cạnh việc tập trung cao độ cho công tác phòng, chống dịch, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã tích cực vận động các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” và thực hiện an sinh xã hội được trên 19.313 tỷ đồng. Từ nguồn vận động, cùng với sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước và sự trợ giúp của cộng đồng, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp đã giúp đỡ xây mới và sửa chữa được 102.910 căn nhà Đại đoàn kết cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ trên 2,4 triệu lượt người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn khám chữa bệnh; giúp đỡ 593.034 lượt học sinh, sinh viên về học tập; hỗ trợ 663.771 lượt người phát triển sản xuất; xây dựng hàng nghìn công trình dân sinh.
Phát biểu tại chương trình, thay mặt mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lời trân trọng cảm ơn, lời chúc tốt đẹp nhất và mong muốn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước, kiều bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế - với trái tim nhân ái, tinh thần trách nhiệm cao - tiếp tục có những đóng góp hiệu quả hơn nữa trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới.
Thủ tướng nhấn mạnh, ngay khi đất nước mới giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ đói nghèo là một trong ba thứ giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Người nói: “Chúng ta đã tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”.
Thấm nhuần tư tưởng đó, xóa đói, giảm nghèo luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, coi đây là yêu cầu cấp bách, là một nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược của quá trình phát triển nhanh, bền vững. Những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng hằng năm chúng ta vẫn dành một nguồn lực lớn để đầu tư, hỗ trợ, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Các Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được triển khai hiệu quả.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19, Đảng và Nhà nước đã kịp thời có nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực, hiệu quả đối với người dân bị ảnh hưởng, nhất là người nghèo. Từ năm 2021 đến nay, Trung ương và các địa phương đã dành hơn 86 nghìn tỷ đồng thực hiện các chính sách hỗ trợ cho 56 triệu lượt người dân, người lao động gặp khó khăn do đại dịch.
Với quyết tâm cao, nỗ lực lớn và bằng nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất ấn tượng về giảm nghèo, được nhân dân ghi nhận, cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Chúng ta đã hoàn thành trước thời hạn Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ.
Tuy nhiên Thủ tướng cũng chỉ rõ, phía trước vẫn còn nhiều nỗi lo, trăn trở khi vẫn còn gần 2,4 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo, chiếm hơn 9% số hộ trong cả nước. Vẫn còn nhiều người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo… còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.
“Ai cũng mong muốn có cuộc sống tốt đẹp nhưng “Mỗi cây mỗi hoa - Mỗi nhà mỗi cảnh”, có những số phận kém may mắn rất cần tấm lòng của cộng đồng… Mỗi sự giúp đỡ không chỉ mang giá trị vật chất mà còn là suối nguồn tinh thần để giúp họ vượt qua những khó khăn, nghịch cảnh của cuộc sống. Trong thực tế, nhờ có chính sách đúng đắn, hiệu quả của Đảng, Nhà nước và sự chung tay của cả cộng đồng, xã hội, hàng triệu người đã vươn lên thoát nghèo, thậm chí làm giàu và quay trở lại giúp đỡ cộng đồng.
Cũng có nhiều người đặt câu hỏi: “Cho cần câu hay cho con cá” trong quan điểm xóa đói giảm nghèo? Chúng ta cần nhận thức và hành động rõ ràng đó là cả hai. Chúng ta cần giúp đỡ vật chất để người nghèo giải quyết được cuộc sống trước mắt. Nhưng ở tầm nhìn xa, chúng ta cần tạo cơ chế, chính sách được ví như “cần câu” để người nghèo thoát nghèo bền vững" - Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cho biết, những ngày vừa qua, biết bao người dân ở các tỉnh miền Trung phải đối mặt với lũ lụt, sạt lở đất, chia cắt do ảnh hưởng của 2 cơn bão số 4 và số 5. Chúng ta rất đau xót khi nhiều gia đình mất mát về người và của. Trong khi đó, cơn bão số 6 lại đang ập đến. Cũng chính trong lúc này, chúng ta đã chứng kiến biết bao tấm lòng tỏa sáng để giúp đỡ những người gặp khó khăn, kém may mắn.
Thủ tướng khẳng định, chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” không chỉ là khẩu hiệu mà là những hành động cụ thể, thiết thực. Chúng ta hãy ở bên cạnh, đặt mình vào hoàn cảnh của những người nghèo, của những số phận kém may mắn để giúp đỡ bằng tấm lòng, bằng trái tim, bằng sự thấu hiểu, bằng sự trân trọng và cảm thông. Xóa đói giảm nghèo là vấn đề toàn dân và cả nước, cần phải có cách tiếp cận toàn dân và trên bình diện quốc gia. Đó là sự tham gia tích cực của cộng đồng và sự phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp, các ngành và bạn bè, đối tác quốc tế.
Thủ tướng đề nghị và kêu gọi: “Các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả các chủ trương, chính sách về giảm nghèo, nhất là 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh. Tăng cường kiến thức, kỹ năng sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm cho người nghèo.
Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước tiếp tục đồng hành, chung tay, có các hoạt động thiết thực, đóng góp nhiều hơn nữa cho công cuộc giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội.
Những người nghèo, cận nghèo cần phát huy hơn nữa ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên thoát nghèo bền vững. Cuộc chiến chống đói nghèo không thể thành công nếu chính người nghèo không nỗ lực vươn lên vì một cuộc sống ấm no, hạnh phúc”.
Tại chương trình, Ban Tổ chức sẽ tổng hợp, công bố thông tin kết quả ủng hộ; cam kết ủng hộ người nghèo của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Chương trình truyền hình trực tiếp; đồng thời có hình thức ghi nhận, công bố tên và số tiền, hiện vật của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ủng hộ, đăng ký ủng hộ qua Quỹ “Vì người nghèo” và Chương trình an sinh xã hội./.
Khi có khoản nợ cần trả, bạn trai tâm sự với tôi nhưng tôi để cho anh tự xoay sở.
Tôi và anh quen nhau trên mạng xã hội. Tôi cảm nhận anh là người tình cảm, chân thành, dễ gần nên trò chuyện và cảm mến. Anh ở miền Nam, tôi ở miền Trung, khá xa nhau. Chúng tôi trò chuyện rất nhiều, hàng ngày anh luôn chủ động hỏi han và quan tâm tôi. Sau một tháng, anh quyết định bay đến quê tôi để gặp và tìm hiểu. Chúng tôi đã dành ba ngày bên nhau, cùng trò chuyện chia sẻ và cảm thấy hạnh phúc, như cả hai đã thuộc về nhau. Anh lo lắng, chăm sóc tôi từng chút một, luôn nghĩ cho tôi. Anh không muốn tôi phải tốn kém bất cứ khoản gì trong suốt thời gian bên nhau, không đòi hỏi hay yêu cầu sự chia sẻ nào từ tôi.
Mọi thứ tự nhiên đến, chúng tôi đã thuộc về nhau. Anh trở lại quê với công việc và cuộc sống cũ với mong muốn quay sẽ xây dựng cuộc sống cùng tôi. Sau vài lần tâm sự, tôi phát hiện anh đang khó khăn trong công việc. Trước đây anh thành lập công ty riêng, trong thời dịch khó khăn đã không thể gồng gánh và có một khoản nợ giờ cần trả. Anh bảo đang rơi vào tình trạng không thể kiểm soát, muốn duy trì công ty một cách êm thấm nhất mà không thể chia sẻ với gia đình. Nhà anh khó khăn, bạn bè hay đối tác rất khó chia sẻ, vì thế anh đã tâm sự với tôi về khoản nợ đó. Tôi một mặt muốn giúp, một mặt lại cảm thấy không ổn nên không giúp anh việc đó, để mình anh xoay xở, chỉ có thể bên cạnh động viên.
Giờ anh thu xếp gần ổn mọi việc và quyết định ra thăm tôi lần hai. Tính đến nay thời gian tìm hiểu gần hai tháng, mỗi lần nhắc đến chuyện đó anh lại bảo tôi giúp chưa chắc anh nhận nhưng nó làm anh có chút buồn. Anh chia sẻ về cách một người phụ nữ nên đồng hành với người đàn ông khi họ gặp khó khăn về tài chính. Tôi lại nghĩ khi đang yêu, anh phải một mình vượt qua khó khăn này thì sau mới có thể làm trụ cột gia đình.
Hiện tại tôi chỉ giúp anh bằng tinh thần, ở bên động viên, không giúp về mặt tài chính. Chỉ khi nào là vợ chồng, mọi thứ là chung, giúp cũng không muộn. Trong suốt quá trình khó khăn, anh chỉ chia sẻ chứ chưa một lần bắt buộc tôi làm gì, cũng không nói hãy giúp anh. Trong cảm nhận của tôi, anh có chút buồn. Tôi và anh hợp về mọi mặt, cũng tính chuyện dài lâu. Tôi vẫn băn khoăn có nên giúp anh không? Tôi đã nói với anh là không thể giúp, anh phải tự vượt qua, như vậy liệu có ích kỷ không?
Độc giả gọi vào số 024 7300 8899 (máy lẻ 4529) trong giờ hành chính để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc
Đôi khi chúng ta cảm thấy thiếu tự tin vào bản thân. Chúng ta không tin tưởng vào khả năng của mình trong việc thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Giúp chàng tự tin trong những giai đoạn này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bạn có thể kể những câu chuyện về những người thành công nhờ tự tin vào bản thân để chàng có thêm sức mạnh.
”Anh có thể làm được điều đó”. “Em biết anh có thể mà”. Những câu động viên như thế này có sức mạnh rất lớn đối với chàng trong lúc khó khăn.
Chúng ta thường tránh nói sự thật đau lòng vì không muốn làm người khác buồn. Nhưng nói thật là một hành động tốt. Hãy nói thật với chàng nhưng với thái độ thông cảm.
Một trong những cách tốt nhất để gây ảnh hưởng với chàng là bằng hành động. Hành động có ý nghĩa gấp nhiều lần lời nói. Đừng nghĩ rằng chàng sẽ không nhìn vào những gì bạn làm. Có đấy, chàng sẽ theo dõi những gì bạn làm cả có chủ ý và không chủ ý.
Hãy chia sẻ những thất bại bạn từng gặp cũng như cách giải quyết. Khi bạn chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân - đặc biệt là từ những thất bại - bạn sẽ tăng sự đồng cảm và gần gũi hơn với chàng.
Một nhà trị liệu giỏi không bao giờ bảo bệnh nhân nên làm gì. Thay vào đó, họ sẽ đặt câu hỏi để bệnh nhân hiểu rõ bản thân hơn, nhìn nhận vấn đề của họ chính xác hơn để rồi từ đó tự có những lựa chọn, quyết định sáng suốt. Bằng cách đặt ra những câu hỏi phù hợp, bạn sẽ giúp chàng suy nghĩ và tự tìm ra giải pháp. Chàng sẽ đánh giá cao điều đó.
Hãy tìm những lúc chàng làm việc gì đó đúng và tốt để khen ngợi.
Khi chúng ta yêu quý điều gì, chúng ta thường dành thời gian cho việc đó. Bằng cách dành thời gian quý giá cho chàng, bạn sẽ cho anh ấy biết rằng bạn thật sự coi trọng và yêu chàng. Hãy “đầu tư” thời gian cho mối quan hệ của mình.
Cơ quan Đảng , nhà nước Chọn liên kết Bộ công nghiệp Bộ giáo dục - đào tạo Bộ GTVT Bộ kế hoạch - Đầu tư Bộ ngoại giao Việt Nam Bộ tài chính Bộ VHTT Bộ y tế CHXHCN Việt Nam Đảng CS Việt Nam Hải quan Việt Nam Tổng cục du lịch Tổng cục du lịch TP Hà Nội TP Hồ Chí Minh Ủy ban nhân dân TP Hà Nội
Các trường Đại học, Cao đẳng Chọn liên kết Cao đẳng cộng đồng Hà Nội Cao đẳng du lịch Hà Nội Cao đẳng sư phạm Hà Nội Cao đẳng truyền hình Hà Nội Đại học Hà Nội Đại học Kiến trúc Hà Nội Đại học Ngoại thương Đại học quốc gia Hà Nội Đại học Thương mại
Cơ quan Báo chí Chọn liên kết Niên Giám Trang Vàng Báo đầu tư Báo Đồng Nai Báo pháp luật Việt Nam Báo QĐND Bưu điện Việt Nam CAND- An ninh thế giới Đài PT&TH Hà Nội Đài PT&TH TP Hồ Chí Minh Đài tiếng nói Việt Nam Đài truyền hình Việt Nam Đảng cộng sản Việt Nam Giáo dục thời đại Hà Nội mới Kinh tế và đô thị Lao động Người lao động Nhân dân Sài gòn giải phóng Sài Gòn tiếp thị
Các website khác Chọn liên kết Tra cứu danh bạ Tuyên truyền, phổ biến pháp luật Vietnamtourism Du lịch giải trí Du lịch Việt Nam Thông tin du lịch Cty tháo dỡ công trình
Mỗi ngày, có quá nhiều người và thú vật phải chịu đau khổ. Có nhiều cách để giúp đỡ họ, nhưng điều này còn tùy thuộc vào việc nhận thức hoàn cảnh của họ và hiểu biết về cách tốt nhất để giúp họ. Nếu chỉ có lòng bi mẫn và sự thiện xảo thì chưa đủ, mà chúng ta còn phải bỏ ra thì giờ, có kỷ luật tự giác, lòng kiên nhẫn, kiên trì, định tâm và trí tuệ. Có mười một cách để giúp đỡ người khác. Chúng không chỉ tạo lợi lạc cho những người gặp khó khăn, mà còn giúp ta thoát khỏi sự cô đơn và mang lại ý nghĩa cho đời mình: