Những Món Đồ Chơi Truyền Thống Của Nhật Bản

Những Món Đồ Chơi Truyền Thống Của Nhật Bản

Nguyễn Đức Tuấn Dũng, cựu học sinh THPT Kim Liên, đã xuất sắc ghi dấu ấn khi nhận được thư mời nhập học từ Maastricht University, một trong những trườngChi tiết

Bản in khắc gỗ của Nhật Bản.

Văn hóa Nhật Bản coi trọng những điều giản dị trong cuộc sống và sự liên kết thiêng liêng giữa con người và thiên nhiên. Do đó, các bản in khắc gỗ của Nhật Bản đã ra đời vào thời kỳ Edo, thông qua phong trào nghệ thuật ukiyo-e. Một bộ môn mang nội hàm Phật giáo, thể hiện sự vô thường của kiếp người.

Những bản in này được thực hiện bằng kỹ thuật khắc gỗ và thường được mô tả những cảnh hàng ngày như những thiếu nữ xinh đẹp, nghệ sĩ biểu diễn kịch kabuki, các yếu tố tự nhiên, sinh vật tưởng tượng hoặc các cảnh khiêu dâm được gọi là shunga. Trên thực tế, các đối tượng được chọn có liên quan đến quyền lợi của giai cấp tư sản thành thị, vốn nở rộ dưới thời Mạc phủ Tokugawa.

Nghệ thuật in truyền thống của Nhật Bản trở nên đặc biệt phổ biến vào thời kỳ Edo trước khi suy thoái vào khoảng thế kỷ 18. Năm 1790, các chủ đề khiêu khích chính trị không còn được phép và những bản in này bị kiểm duyệt bởi Bakufu (chính quyền quân sự).

Một trong những bản in khắc gỗ nổi tiếng nhất ở Nhật Bản và trên toàn thế giới vẫn là The Great Wave ngoài khơi Kanagawa. Một kiệt tác của họa sĩ Hokusai thể hiện hoàn hảo các nguyên tắc của nghệ thuật ukiyo-e.

Vào cuối thế kỷ 19, loại hình nghệ thuật này bị người Nhật coi là thô tục và rẻ tiền vì kỹ thuật in ấn hàng loạt, các chủ đề bị kiểm duyệt và các chủ đề khá tầm thường. Tuy nhiên, khi đất nước mở cửa với phần còn lại của thế giới và ảnh hưởng của nghệ thuật Nhật Bản đã được cảm nhận sâu sắc, các bản in đã quyến rũ nhiều người phương Tây. Do đó, các họa sĩ trường phái Ấn tượng vĩ đại như Paul Cézanne hay Gauguin đã lấy cảm hứng từ chúng trong các tác phẩm của mình.

Búp bê truyền thống của Nhật Bản.

Những con búp bê truyền thống của Nhật Bản được tìm thấy trong nhiều gia đình. Những tác phẩm điêu khắc bằng gỗ được vẽ màu và sơn mài này có nguồn gốc từ phía đông bắc của Nhật Bản, cách đây hơn 150 năm. Chúng rất dễ nhận biết với đầu tròn và thân hình trụ được trang trí bằng hoa và các họa tiết hình học.

Được sử dụng làm vật trang trí, điêu khắc tôn giáo, bùa may mắn, hay đơn giản là đồ chơi cho trẻ em, búp bê Nhật Bản có nhiều vai trò khác nhau trong nhà. Chúng cũng được cho là có khả năng chữa bệnh và nhiều đức tính khác. Trong một bối cảnh khác, một số loại búp bê đặc thù được dùng làm tượng để tưởng nhớ những đứa trẻ đã thiệt mạng trong nạn đói. Tuy nhiên, một số loại búp bê khác là bùa hộ mệnh, bùa may mắn thực sự để duy trì sức khỏe tốt cho con cháu. Daruma, Hina, Musha... là những ví dụ điển hình

Món ăn truyền thống của Phần Lan

Mặc dù hầu hết cá hồi được nhập từ Na Uy nhưng bạn lại rất dễ tìm thấy chúng ở khắc các khu chợ lớn nhỏ của quốc gia này. Một số món phổ biến từ cá hồi như, súp cá hồi,cá hồi hun khói nhưng cá hồi hun khói được du khách đánh giá là món ăn ngon nhất ở Phần Lan.

Giống như người Việt có một niềm yêu thích mãnh liệt với bánh mì, người Phần Lan cũng coi bánh mì đen (ruisleipa) như một món ăn quốc dân mà không ai không biết đến.

Món bánh này được làm từ các nguyên liệu rất tốt cho sức khỏe như: lúa mạch đen, bột mì hạt và bơ, vì vậy nó có tác dụng chống ôxy hóa, ngăn ngừa bệnh ung thư, bệnh đường ruột, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường và béo phì…Còn vào những dịp lễ như Giáng sinh thì người đầu bếp có thể cho thêm táo để hương vị thêm phần đặc trưng và hấp dẫn hơn.

Khi thưởng thức, bạn có thể ăn không để cảm nhận rõ hương vị ngọt nhẹ của lúa mạch đen hoặc ăn kèm với nhiều thực phẩm khác nhau tùy vào sở thích của mình như hoa quả hay thịt và nước sốt. Mỗi kiểu kết hợp sẽ mang đến một hương vị độc đáo riêng nhưng chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.

Thưởng thức xong rồi thì cũng đừng quên mua về để làm món quà ý nghĩa cho người thân và bạn bè sau khi kết thúc chuyến đi du lịch Phần Lan tuyệt vời của bạn nhé.

Tỏi là một gia vị phổ biến tại Phần Lan nên chẳng có gì khó hiểu khi súp tỏi hay súp Valkosipul là một món ăn truyền thống nổi tiếng ở Phần Lan. Bạn có thể bắt gặp món khai vị này trong hầu hết các nhà hàng ở đây, thậm chí ngay cả ở chợ cũng phục vụ nó.

Món ăn này là sự kết hợp độc đáo giữa súp kem béo ngậy, ngọt thơm và hương vị ấm nóng, cay nồng của tỏi. Dù không thích tỏi thì hãy cứ thử thưởng thức 1 lần hoặc nhúng với bánh mì ăn kèm, chắc chắn vị bùi bùi, ngọt ngọt, thơm thơm của nó sẽ khiến bạn có suy nghĩ khác ngay thôi.

Cá trích (Silli) là món ăn mang hương vị đặc trưng của ẩm thực Phần Lan. Những con cá tươi rói được vớt lên từ hồ, đem đi rửa sạch, để ráo nước, sau đó cắt nhỏ thành từng miếng vừa ăn rồi ướp muối, hành tây và mùi tạt vào là có thể đặt lên đĩa để thưởng thức kèm với khoai tây và bánh mì lúa mạch đen ngay rồi.

Là món ăn sống nên nó có thể không hợp với nhiều người nhất là những người bị bệnh về đại tràng. Với những bạn không ăn được cá sống cũng đừng lo vì món cá trích Baltic khi nướng lên cũng thơm ngon và được ưa chuộng không kém.

Thêm một món ăn truyền thống ở Phần Lan mà bạn không nên bỏ qua khi ghé thăm đất nước xinh đẹp này là thịt tuần lộc (Poroliha). Nơi nổi tiếng với món ăn này chính là xứ ở cổ tích Lapland – ngôi làng của ông già Noel Santa Claus.

Có lẽ với bạn, tuần lộc là một con vật rất cao quý vì chỉ xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích hay trên ti vi, thế nhưng với người dân ở đây nó chỉ là một loại gia súc bình thường như trâu bò, heo gà.

Thịt tuần lộc có mùi vị như thịt nai nhưng mềm và ngọt hơn, thường được chế biến thành nhiều món như: sấy khô, ướp muối, hun khói, ninh, hầm, dăm bông, bít tết,… Nhất là khi ăn kèm với khoai tây ghiền, salad, bánh mỳ kẹp hay súp,… thì hương vị lại càng tuyệt hơn.

Hay còn gọi là xúc xích huyết của vùng Tampere. Với các nguyên liệu như: thịt heo, huyết, lúa mạch đen và bột, đem trộn lại và nhét vào ruột heo là bạn đã có được món xúc xích đen ấn tượng.

Thoạt nhìn, bạn sẽ thấy Mustamakkara khá giống với món dồi của Việt Nam, tuy nhiên, nó có hương vị đặc biệt hơn và có thêm vị ngọt vì vậy bạn cần ăn kèm với quả lingonberries để cân bằng hương vị lại. Thông thường người ta sẽ chế biến nó bằng cách nướng, chiên, hấp hoặc xào và kiểu nào thì cũng đều thơm ngon và hấp dẫn.

Món rượu trứng này không chỉ nổi tiếng ở Phần Lan mà còn ở cả Châu Âu. Bảo là rượu nhưng vị của nó lại không bị cay nồng và quá gắt mà có vị chua ngọt dịu thanh của chanh, cam cùng mùi thơm nồng nàn của quế và hồi khiến ai thưởng thức cũng đều bị chinh phục.

Nếu muốn tăng thêm độ hấp dẫn của nó thì trong quá trình nhâm nhi hãy ăn kèm với chút nho khô hoặc hạnh nhân.

Ngày nay, Glogi thường được pha sẵn và bày bán tại rất nhiều các siêu thị nên bạn chỉ cần mua về rồi đun sôi lên là đã có thể dùng được rồi.

Những chiếc bánh ngọt này có nguồn gốc ở tỉnh Karelia phía đông. Đây là nơi sinh ra huyền thoại của Kalevala, bài thơ sử thi thế kỷ 19 đã trở thành một phần quan trọng trong bản sắc dân tộc Phần Lan.

Loại bánh này được gọi là Karjalanpiirakka hoặc Katrelian vì chúng vừa vặn với bàn tay của và tan chảy trong miệng. Lớp vỏ truyền thống được làm bằng bột lúa mạch đen và được nhồi khoai tây, gạo hoặc cà rốt. Món ăn sẽ trở nên đặc biệt ngon hơn với một quả trứng phết bơ ở trên.

Tương tự như karjalanpiirakka, nhưng kích thước lớn hơn và được làm bằng cá. Chúng thường chứa đầy muikku, một loại cá nhỏ giống cá trích được tìm thấy ở quận hồ phía đông Phần Lan. Kalakukko như một bữa trưa hoàn hảo khi trong chiếc bánh gần như đủ thành phần dinh dưỡng.

Các bữa tiệc tôm hùm nước ngọt  hay kraftskiva là nguồn gốc truyền thống của Thụy Điển mà người dân Phần Lan cũng cùng chung vui mỗi khi hè đến. Những con tôm hùm nước ngọt này được biết đến như một món ngon nhưng không hề rẻ và chỉ người sành ăn  mới biết đến món ăn này. Các bữa tiệc tôm hùm được tổ chức để báo hiệu mùa tôm đến và thường được tổ chức khoảng ngày 21 tháng 7 hoặc vào đầu thu.

Hay còn gọi là phô mai bánh mì. Đây là loại phô mai được làm từ sữa bò hoặc thậm chí là sữa tuần lộc hoặc sữa dê. Sữa được làm đông lại sau đó chiên hoặc nướng trong khay bằng thiếc và cắt thành từng thanh. Loại phô mai này dùng kèm với cloudberry là ngon nhất.

Bạn sẽ tìm thấy đặc sản này tại các chợ ở địa phương hay trong các nhà hàng dọc khắp đất nước Phần Lan nhưng chỉ có món ăn của người dân địa phương làm thì mới thật sự ngon nhất.

Một loại cam thảo muối. Mọi người dân Phần Lan đều đặc biệt yêu thích món quà vặt này cùng với đó sô cô la Blue Fazzer sẽ thứ mà đầu tiên họ sẽ ăn ngay khi trở về nhà.

Với một nền văn hóa địa phương vô cùng tinh tế, chủ trương thanh lịch và  tôn trọng truyền thống,  nghệ thuật Nhật Bản là một nguồn trí tuệ vô hạn. Vì vậy, chúng rất  giàu ý nghĩa  đối với những người đam mê chúng:  Ikebana, trà đạo, thư pháp, tranh khắc gỗ, xăm mình, kintsugi, võ thuật... Cùng DIMO khám phá vẻ đẹp của Nghệ thuật Nhật Bản và triết lý đằng sau chúng nhé.