Xem Tin Tức Bão Số 9 Năm 2024

Xem Tin Tức Bão Số 9 Năm 2024

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, trong ngày hôm qua, bão số 8 tiếp tục suy yếu nhanh thành một áp thấp nhiệt đới.

Diễn biến bão Usagi trong 24 đến 72 giờ tới

Vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11, giật cấp 13, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.

Ngoài cơn bão Usagi sắp trở thành bão số 9, ngoài khơi Philippines đang xuất hiện cơn bão Manyi, hiện cách đảo Luzon khoảng hơn 1.500 km. Bão di chuyển rất nhanh 25 - 30 km/giờ. Dự báo, khoảng ngày 17/11, bão sẽ đổ bộ vào khu vực đảo Luzon (Philippines) ở cấp 15, giật trên cấp 17.

Tin bão mới nhất của cơ quan thời tiết Philippines PAGASA lúc 5h sáng 15/11 cho biết, bão Manyi (tên địa phương là Pepito) đang mạnh lên gần tới cấp bão cuồng phong. Cơn bão gần Biển Đông này sẽ tiếp tục tăng cường trong quá trình di chuyển trên Biển Philippines.

Lúc 4h sáng cùng ngày, bão Manyi đang cách Guiuan, Đông Samar của Philippines 795 km về phía đông. Sức gió duy trì tối đa gần tâm bão lên tới 110 km/h, gió giật tới 135 km/h. Bão Manyi đang di chuyển về phía tây với tốc độ 25 km/h.

Các nhà dự báo bão tại Philippines cho hay, do áp cao ở phía nam Nhật Bản, bão Manyi sẽ di chuyển về phía tây trong 12 giờ tới trước khi chuyển hướng tây tây bắc sang tây bắc trên Biển Philippines. Dự báo, bão Manyi đổ bộ vào bờ biển phía đông của Trung và/hoặc Nam Luzon vào cuối tuần này.

Bão Manyi dự báo vào Biển Đông vào chiều hoặc tối 18/11. Theo Tổng cục khí tượng Thủy văn, đây là một cơn bão rất mạnh, di chuyển nhanh, có khả năng vào Biển Đông ngày 18/11 trở thành cơn bão số 10.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, sáng nay (16/11) bão MAN-YI đã mạnh lên tới cấp 16, giật trên cấp 17, cấp siêu bão và vị trí của siêu bão MAN-YI lúc 7h sáng nay ở vào khoảng vào khoảng 12,5 độ Vĩ Bắc; 126,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông miền Trung Phi-líp-pin. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17. Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 20-25km/h.

Dự báo trogn 24 giờ tới siêu bão MAN-YI di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc với tốc độ khoảng 20-25km/h và duy trì cường độ cấp 16; đến khoảng chiều mai (17/11), siêu bão MAN-YI sẽ đổ bộ vào khu vực đảo Lu-Dông (Philippin) và suy yếu dần, khoảng sáng ngày 18/11 bão MAN-YI sẽ di chuyển vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 ảnh hưởng đến nước ta trong mùa bão lũ năm nay.

Đáng lưu ý là thời điểm bão MAN-YI di chuyển vào Biển Đông cũng là lúc Biển Đông chịu tác động của một đợt không khí lạnh mạnh, tương tác của không khí lạnh và bão MAN-YI sẽ làm cho cường độ và hướng di chuyển của bão MAN-YI sẽ có nhiều thay đổi.

Tuy nhiên, điều lưu ý nhất lúc này đó là tương tác của không khí lạnh và bão MAN-YI sẽ làm cho thời tiết của khu vực Biển Đông trong những ngày tới sẽ rất xấu, gió mạnh, sóng cao và biển động và diễn biến của cơn bão MAN-YI này còn nhiều thay đổi, cần theo dõi sát.

Ngoài bão MAN-YI, thì còn có thêm cơn bão USAGI đang hoạt động ở khu vực phía Đông của vùng biển phía Đông Bắc của Biển Đông, dự báo trong ngày hôm nay cơn bão USAGI này sẽ đổ bộ vào khu vực Đài Loan (Trung Quốc) sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và tan đi.

Từ chiều ngày 17/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-12, giật cấp 16, sóng biển cao 2,0-4,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.

Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất tại Việt Nam , với sự tăng trưởng ấn tượng qua từng năm. Chính vì thế, các doanh nghiệp trong nước luôn đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này. Để quá trình vận chuyển diễn ra thuận lợi, hiểu rõ các quy định của Mỹ về hàng nhập khẩu là điều rất cần thiết. Thông tin dưới đây sẽ đề cập đến quy định xuất khẩu của Mỹ tùy theo ngành hàng.

1. Kiểm soát ATTP nhập khẩu vào Mỹ:

Cục Quản lý thực phẩm và Dược phẩm: US FDA

Cơ quan Quản lý Đại Dương và Khí quyển quốc gia: NOAA

Không có thỏa thuận về kiểm soát ATTP, không yêu cầu kết quả kiểm soát của CQTQ nước xuất khẩu.

Cơ sở sản xuất phải áp dụng HACCP, được thẩm tra, xác nhận bởi nhà nhập khẩu; Doanh nghiệp xuất khẩu phải đăng ký và đăng ký lại với FDA 02 năm/lần. Thời điểm đăng ký: từ tháng 10 đến tháng 12 các năm chẵn.

FDA lựa chọn và thanh tra trực tiếp tại cơ sở sản xuất theo kế hoạch hàng năm

Tham gia Chương trình giám sát thủy sản nhập khẩu (SIMP: Seafood Import Monitoring Program) của NOAA: Nhà nhập khẩu phải khai báo các loại thủy sản nhập khẩu (theo dạng sản phẩm). Thông tin khai báo (từ công đoạn thu hoạch/khai thác tới sơ chế, chế biến, vận chuyển) theo biểu mẫu của NOAA.

Theo quy định tại Section 609 of U.S.Public Law 101-162: NOAA yêu cầu tất cả tôm và sản phẩm tôm NK phải kèm theo Giấy khai báo của nhà NK/XK (theo mẫu DS 2031) nhằm bảo vệ các loài rùa biển. Hiện DN chỉ có thể kê khai và được xác nhận bởi Trung tâm vùng thuộc Cục đối với tôm nuôi khi có đầy đủ hồ sơ về nguồn gốc xuất xứ.

2. Yêu cầu kiểm soát ATTP đối với cá da trơn Siluriformes (Bộ Nông nghiệp Mỹ: USDA)

Cơ quan thanh tra ATTP (FSIS: Food Safety and Inspection Service) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thanh tra hệ thống kiểm soát ATTP cá Da trơn Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ. Ngày 31/10/2019, USDA công bố quyết định công nhận tương đương Hệ thống kiểm soát ATTP cá Da trơn của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ.

Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 1802/QĐ-BNN-QLCL ngày 15/8/2020 về “Chương trình kiểm soát ATTP cá Da trơn bộ Siluriformes xuất khẩu sang Hoa Kỳ”, quy định các điều kiện cần tuân thủ trong quá trình sản xuất (tích hợp các yêu cầu của Code of Federal Regulations (CFR)- Title 9: Animals and Animal Products và Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT)

Sau khi công nhận tương đương, USDA-FSIS tiếp tục giám sát, định kỳ thanh tra lại hệ thống kiểm soát ATTP chuỗi sản xuất kinh doanh cá tra Việt Nam.

Cục Quản lý Chất lượng thủy sản (NFQS):

Quản lý các cơ sở chế biến, xuất khẩu sản phẩm không sử dụng phụ gia;Đình chỉ nhập khẩu sản phẩm bị cảnh báo chỉ tiêu thuộc nhóm chỉ tiêu ATTP có hại nói chung (vi sinh vật tổng số, kháng sinh hạn chế sử dụng,…). Nếu sản phẩm bị cảnh báo chỉ tiêu thuộc nhóm chỉ tiêu ATTP đặc biệt có hại (kháng sinh cấm, vi sinh vật gây bệnh,…), NFQS sẽ đình chỉ nhập khẩu toàn bộ sản phẩm của cơ sở; Quy định chế độ xử lý nhiệt cụ thể đối với tôm nấu chín (không phải xét nghiệm bệnh) khi xuất khẩu vào Hàn Quốc.

Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm (MFDS):

Quản lý các cơ sở có sử dụng phụ gia. Hiện MFDS chỉ chấp thuận các cơ sở xếp hạng 1 được xuất khẩu cá bò da khô tẩm gia vị mà không phải trực tiếp sang kiểm tra; MFDS lựa chọn và thanh tra trực tiếp tại cơ sở sản xuất theo kế hoạch hàng năm; Kiểm soát, công nhận năng lực phòng kiểm nghiệm ATTP ở nước xuất khẩu.

Sản phẩm thủy sản phải kiểm dịch 05 chỉ tiêu bệnh (NHP, DIV1, TiLV, SAV và AHPND): cụ thể;

Từ 04/01/2021: Hàn Quốc thực hiện kiểm dịch các chỉ tiêu bệnh Acute hepatopancreatic necrosis (AHPND: Hội chứng hoại tử gan tụy), Necrotising hepatopancreatitis (NHP: bệnh hoại tử gan tụy do vi khuẩn) đối với tôm thẻ chân trắng (dạng sống, ướp lạnh/đông lạnh) và bệnh Salmonid alphavirus (SAV) đối với một số loài cá hồi, cá bơn (dạng sống) nhập khẩu.

Từ 01/08/2021: Phía Hàn Quốc thực hiện kiểm dịch các chỉ tiêu bệnh Tilapia lake virus (TiLV) đối với cá rô phi, cá tai tượng (dạng sống) và bệnh Decapod iridescent virus 1 (DIV1) đối với một số loài tôm sú, tôm thẻ, tôm càng xanh (dạng sống, ướp lạnh/đông lạnh) nhập khẩu.

Bộ NN&PTNT Việt Nam đã có Quyết định số 2959/QĐ-BNN-QLCL ngày 06/7/2021 có hiệu lực từ ngày 01/8/2021 để bổ sung Quyết định số 1701/QĐ-BNN-QLCL ngày 14/5/2019.

HTN (theo Cục chất lượng, chế biến và phát triển thị trường – Bộ NN)