Cây Đặc Trưng Miền Tây

Cây Đặc Trưng Miền Tây

Không mang nét đẹp tĩnh lặng, bình yên như miền Bắc, du lịch miền Tây mùa thu - mùa nước nổi đặc trưng - bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tràn đầy sức sống của cả thiên nhiên và con người nơi đây. Hãy để Đất Việt Tour đưa bạn đi khám phá những địa điểm ấn tượng, trải nghiệm những món ăn hấp dẫn khi đi du lịch mùa thu miền Tây nhé!

Du lịch miền Tây mùa nước nổi ăn gì?

Không chỉ nổi bật bởi cảnh đẹp thiên nhiên, du lịch miền Tây mùa thu bạn sẽ còn được thưởng thức nền ẩm thực vô cùng phong phú và độc đáo.

Không chỉ là đặc sản của thành phố Cần Thơ, lẩu mắm còn được coi là tinh hoa ẩm thực của miền Tây sông nước. Món ăn này được chế biến theo công thức riêng với nguyên liệu chính là mắm cá linh, tôm thịt, cua, mực, bạch tuộc,...ăn kèm với rau đắng, bông bí, bông điên điển cùng nhiều loại rau đặc trưng miền Tây khác.

Đặc sản lẩu mắm cá linh miền Tây (Ảnh: Sưu tầm)

Món ăn này được yêu thích bởi nước lẩu thơm ngon, nguyên liệu dễ mua, khi ăn chỉ cần đun sôi, cho đầy đủ nguyên liệu chờ chín sau đó thả rau là có thể thưởng thức.

Những quán lẩu mắm cực ngon mà bạn có thể tham khảo:

Lẩu mắm đường Trần Ngọc Quế

Địa chỉ: Số 162/18 Trần Ngọc Quế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

Giờ mở cửa: từ 9:30 - 22:00

Giá tham khảo: từ 100.000 - 400.000VNĐ/nồi

Địa chỉ: Số 98 đường Huỳnh Cương, quận Ninh Kiều, Cần Thơ

Giá tham khảo: từ 40.000 - 300.000VNĐ/món

Là món ăn nằm trong top 100 những món ăn đặc sắc nhất Việt Nam - Vịt nấu chao - món ngon mà bạn nhất định phải thử. Để có thể nấu món ăn này, đòi hỏi người nấu phải chọn được loại vịt xiêm đúng chuẩn, ít mỡ nhiều nạc, từng miếng thịt phải được tẩm ướp công phu để thấm đều gia vị thì thịt vịt mới mềm và không bị hôi. Khi được kết hợp với chao, món ăn này lại càng dậy mùi, béo ngậy mà không hề bị ngấy.

Đặc sản vịt nấu chao miền Tây (Ảnh: Sưu tầm)

Những quán vịt nấu chao cực ngon mà bạn có thể tham khảo:

Địa chỉ: Nằm trong hẻm 1, số ⅛ Lý Tự Trọng, phường An Phú, quận Ninh Kiều, Cần Thơ

Giá tham khảo: 150.000 - 300.000VNĐ/lẩu

Địa chỉ: 80 Võ Văn Kiệt, phường An Hoà, quận Ninh Kiều, Cần Thơ

Giá tham khảo: khoảng từ 250.000VNĐ/nồi

Món cá lóc nướng là một trong những đặc sản mà bạn nhất định phải thử khi đi du lịch mùa thu miền Tây, bởi món ăn này đòi hỏi cá lóc phải có thịt chắc nịch và tươi ngon. Khi chế biến, cá không cần đánh vảy, cũng không phải sơ chế hay tẩm ướp gia vị mà chỉ cần rửa sạch rồi vùi vào đống rơm khô sau đó châm lửa đốt. Đến khi tro tàn, cạo bỏ lớp vảy đen bên ngoài, trải lên một lớp mỡ hành cùng đậu phộng là có thể thưởng thức.

Đặc sản cá lóc nướng miền Tây (Ảnh: Sưu tầm)

Những quán cá lóc nướng cực ngon mà bạn có thể tham khảo:

Địa chỉ: Số 184 Huỳnh Cương, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

Giờ mở cửa: từ 12:00 - 21:00

Giá tham khảo: 50.000 - 100.000VNĐ/người

Địa chỉ: Số 573 Trần Quang Diệu, quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ

Giờ mở cửa: từ 17:00 - 21:00

Giá tham khảo: 89.000 - 100.000VNĐ/người

Là một món ăn chuẩn bị miền Tây, lẩu cá kèo có khả năng chinh phục mọi tín đồ ẩm thực bởi vị béo ngậy của cá, vị chua thanh của nước dùng cùng kết hợp hài hoà, tạo nên một hương vị thơm ngon đặc trưng. Cá kèo sau khi được rửa qua sẽ được thả nguyên con vào nước lẩu nóng, ăn kèm cùng bắp chuối bào sợi, rau rút và lá giang,...Đảm bảo chỉ cần một lần thưởng thức, du khách sẽ phải nhớ mãi không quên.

Đặc sản lẩu cá kèo miền Tây (Ảnh: Sưu tầm)

Những quán lẩu cá kèo cực ngon mà bạn có thể tham khảo:

Địa chỉ: Số 37 đường Cách Mạng Tháng 8, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

Giờ mở cửa: từ 8:00 - 22:00

Giá tham khảo: 45.000 - 220.000VNĐ/người

Địa chỉ: Số 27 - 29 đường Lê Lợi, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

Giờ mở cửa: từ 7:00 - 22:00

Giá tham khảo: 80.000 - 230.000VNĐ/người

Cách làm cầu kỳ từ chuẩn bị nguyên liệu

Đầu tiên phải thắng nước dừa tươi để tạo thành nước màu. Nước màu dừa sẽ tạo màu nâu để tạo màu cánh dán đặc trưng của nước kho quẹt. Quá trình cô đặc này cũng đã hết 18h rồi. Từ 30lit nước dừa tươi, cô lại thành 1 nước nước màu.

Sau đó hành, tỏi, ớt được phơi khô, phi thơm. Thịt mỡ được sắc nhỏ thắng lấy mỡ. Mỡ này được dùng phi hành tỏi. Hoàn toàn không dùng dầu ăn.

Hành tỏi phi vừa tới, thơm nức mũi cả xóm thì cho nước mắm cá cơm loại ngon vào. Sau đó cho thêm đường, cô lại từ từ trên lửa nhỏ. Lúc gần xong thì cho nước dừa cô đặc vào để tăng màu và thơm.

Thời gian làm cô đặc càng lâu thì chất lượng kho quẹt càng đậm đà. Bảo quản được cả 6 tháng trời mà không dùng thêm bất kỳ chất bảo quản gì nữa.

Câu chuyện khai hoang và ra đời của kho quẹt

Nhắc đến Miền Tây ai mà quên được món kho quẹt. Cái tên dung dị gắn với những khó khăn của thời mở đất. Cách ăn món kho quẹt thể hiện ngay trong cái tên, kho lên rồi quẹt.

Dân Nam bộ từ thời mở đất khẩn hoang, mang theo 1 hủ kho quẹt khi đi đồng. Hủ kho là tép/thịt kho sền sền, mặn ngọt đậm đà. Chỉ cần mang theo ít cơm trắng, là có thể có ngay 1 bữa cơm bắt vị dễ nuốt.

Chính cái vị đậm đà đủ mặn, đủ ngọt, đủ cay, đủ thơm đủ nồng… đã làm nên sự bền chặt với món ăn này. Trở thành món ăn dân dã đặc biệt đi vào lòng người của dân Nam bộ.

Nhiều người xa quê muốn tìm lại hương vị ấu thơ, muốn ăn lại món ăn ký ức. Thì kho quẹt đã theo đó mà trở thành thực đơn hot của các nhà hàng cao cấp. Nhưng cách làm vội vã, hướng công nghiệp đã làm cho kho quẹt dễ bị mất đi vị đặc biệt vốn có.

Đôi nét về mùa nước nổi ở miền Tây

Tại sao lại có mùa nước nổi?

Từ giữa mùa hè, các cơn bão áp thấp nhiệt đới kéo đến gây ra mưa nhiều ở vùng thượng nguồn, từ đó làm mực nước sông Mê Kông dâng lên nhanh chóng, sau lại ồ ạt vượt qua biên giới đổ về Việt Nam và chảy ra biển Đông theo nhiều cửa. Do đó mà một diện tích khá lớn ở đầu nguồn sông Cửu Long bị ngập tại những kênh rạch, ao hồ và ruộng đồng trong một thời gian dài.

Mùa nước nổi miền Tây thường đến vào mỗi độ tháng 8 - tháng 11 hàng năm cùng thời điểm với mùa thu Việt Nam. Thời điểm này, nước từ thượng nguồn sông Mê Kông lại đổ về khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhất là những tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ tạo nên một biển nước. Lúc này, những cánh đồng xanh trở nên mênh mông sóng nước với khung cảnh tuyệt đẹp.

Du lịch miền Tây mùa thu - mùa sông nước đặc trưng (Ảnh: Sưu tầm)

Không chỉ mang đến những cảnh sắc vô cùng đẹp đẽ, mùa nước nổi còn mang đến sức sống mới cho bà con nông dân nơi đây với những cây sen, cỏ năng, bông súng hay rừng tràm trở nên xanh tốt. Ngoài ra còn mang đến nhiều tôm cá giúp ích cho kinh tế của người dân miền Tây quanh năm nhọc nhằn.

Vẻ đẹp của mùa thu miền Tây Trái ngược với vẻ đẹp buồn có phần man mác cả miền Bắc, mùa thu miền Tây có mang nét đẹp trái ngược hoàn toàn với những miệt vườn trĩu sai quả ngọt, muôn loại chim di cư đến những cánh rừng xanh hay cánh đồng sen nở rộ rực rỡ. Nước dâng lên khiến cho những cánh rừng ngập mặn lại càng đẹp hơn, trở nên hữu tình và xanh tươi hơn bao giờ hết.

Thiên nhiên “tươi vui” là thế, nhịp sống của con người miền Tây mùa nước nổi cũng trở nên sôi động không kém, thậm chí lại càng nhộn nhịp hơn hẳn những thời điểm khác trong năm. Bởi mùa sông nước không chỉ giúp cho thảm thực vật trở nên xanh tốt, nhiều tôm cá mà còn thu hút rất nhiều khách du lịch ghé đến khám phá vẻ đẹp nơi này.