Nông sản là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu nổi trội của Việt Nam năm 2020 vừa qua, lập kỷ lục mới với giá trị xuất khẩu đạt 41.2 tỷ USD. Đó là thành quả đáng kinh ngạc của những người nông dân và của cả doanh nghiệp Việt đã nỗ lực nắm bắt tình hình, cơ hội dù là nhỏ nhất trong hoàn cảnh dịch COVID bùng nổ và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho nền kinh tế. Năm 2020 cũng ghi nhận Thương mại điện tử ngành Nông sản có sự phát triển vượt bậc khi ghi nhận một số mặt hàng nông sản đã tiến vào thị trường mới như: Bưởi đào đường của Bắc Giang xuất khẩu sang Nga, vải thiều tươi được xuất khẩu sang Nhật Bản, chuối Việt Nam được siêu thị Hàn Quốc bày bán,…. Báo cáo Nông sản Xuất khẩu nông sản Việt Nam năm 2020 là tài liệu của Innovative Hub tổng hợp và gửi đến quý khách hàng nhằm giúp các doanh nghiệp quan tâm đến xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng có tầm nhìn tổng quát về tình hình xuất khẩu của nông sản trong năm vừa qua.
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM NĂM 2020
Một năm 2020 vất vả đã qua, cùng chào đón những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm 2021, với một năm kinh tế khó khăn của Việt Nam và thế giới, các hoạt động xuất nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Tuy nhiên, đối với các mặt hàng thiết yếu như nông sản, kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng trưởng ấn tượng: 41.2 tỷ USD. Trong khi nhiều nước lao đao khi tăng trưởng kinh tế tụt dốc, kim ngạch tăng trưởng đạt mức âm thì Việt Nam tự hào vừa khống chế tốt dịch bệnh, vừa duy trì kinh tế đạt mức tăng trưởng dương.
Nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu nổi trội trong năm 2020 vừa qua. Với các mặt hàng nổi bật như: xuất khẩu gạo Việt Nam đã lập kỷ lục về giá, trung bình khoảng 500 USD/tấn. Tuy khối lượng xuất khẩu giảm 3,5% nhưng lại tăng 9,3% về giá trị kim ngạch với hơn 3 tỷ USD trong năm 2020. Về chủng loại xuất khẩu, gạo chất lượng cao đạt 85% tỷ trọng xuất khẩu. Cụ thể giá trị xuất khẩu gạo trắng chiếm 40,7% tổng kim ngạch; gạo jasmine và gạo thơm chiếm 37,6%; gạo nếp chiếm 17,4%; gạo japonica và gạo giống Nhật chiếm 4,2% (tính đến tháng 11/2020).
Ngoài ra, các mặt hàng nông sản xuất khẩu tiêu biểu khác như cafe, hạt điều, chè, rau quả, trái cây như thanh long, chuối,.. cũng ghi nhận giá trị xuất khẩu khả quan.
Tại Báo cáo tình hình xuất khẩu của Việt Nam năm 2020, Innovative Hub cũng tổng hợp những thị trường tiềm năng trên thế giới về xuất khẩu nông sản. Nhờ công tác phòng chống dịch hiệu quả mà Việt Nam đã nâng cao mức độ uy tín của mình trên thị trường quốc tế, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng như từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Top 5 nông sản Việt đắt giá tại Nhật Bản
Thanh long vào Nhật có giá 200.000 đồng một kg, xoài 100.000 đồng một trái, tía tô 700 đồng mỗi lá nếu qua được quy trình kiểm tra. Dưới đây là Top những Nông Sản Việt đắt đỏ nhất khi được xuất Khẩu và bày bán trên thị trường Nhật Bản, cùng Khimfood.com điểm qua những nông sản này nhé.
Thanh long vỏ đỏ ruột trắng là trái cây tươi đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu vào Nhật, sau 4 năm đàm phán. Trong đó có 3 năm triển khai dự án nghiên cứu xử lý thanh long bằng hơi nước nóng và hơn một năm chờ Nhật gỡ bỏ lệnh cấm. Gần đây, bên cạnh thanh long ruột trắng, loại ruột đỏ của Việt Nam cũng được xuất khẩu vào thị trường này.
Hiện giá bán lẻ mặt hàng này tại Nhật vào khoảng 180.000-200.000 đồng mỗi kg. Trong khi ở thị trường trong nước, có thời điểm giá thanh long giảm xuống chỉ còn 2.000 đồng mỗi kg.
Lô xoài Cát Chu đầu tiên được xuất khẩu vào Nhật là cuối năm 2015. Các cơ quan chức năng của Việt Nam đã phải mất 5 năm để chuẩn bị hồ sơ, xây dựng quy trình xử lý dịch hại mới được phía Nhật chấp thuận.
Trước khi vào Nhật, trái xoài bắt buộc phải xử lý bằng hơi nước nóng, tương tự trái thanh long. Hiện một số nhà máy hơi nước nóng tại Việt Nam đã được phía Nhật Bản kiểm tra cấp mã số. Mặt hàng này có giá bán lẻ tại các siêu thị Nhật khoảng 8-10 USD mỗi kg (khoảng 200.000-230.000 đồng). Với giá như vậy, một quả nhỏ có giá khoảng hơn 70.000 đồng và quả lớn khoảng 100.000 đồng, chưa tính thuế.
Một số doanh nghiệp tại Việt đã đàm phán và xuất khẩu thành công lô vải thiều sang Nhật Bản từ năm 2014 và tiếp tục duy trì đến nay.
12 quả vải thiều tại Nhật được bán giá 400.000 đồng. Ảnh: Báo Nông nghiệp Việt Nam
Có thời điểm, vải thiều Lục Ngạn được bán trong siêu thị tại Nhật Bản với giá khoảng 1.980 yên (12 quả), tương đương khoảng 400.000 đồng. Nếu cộng thêm thuế thì 12 quả vải này có giá khoảng 430.000 đồng.
Dự kiến năm 2024, Vải Không Hạt Thanh Hóa (Vải Ngọc, Vải không hạt Ngọc lặc) sẽ là loại nông sản tiếp theo được xuất khẩu sang Nhật Bản. Với quy trình trồng và chăm sóc nghiêm ngặt, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật VietGap & GlobalGap, sản phẩm này đã gây tiếng vang trong nước và được xuất khẩu sang thị trường Anh, Mỹ, Úc, SingaPore mặc dù mới ra mắt trên thị trường vào năm 2023. Và dự kiến sẽ là Nhật Bản và nhiều nước khác trên thế giới.
Tìm hiểu thêm về Vải Không Hạt : TẠI ĐÂY
Loại tía tô màu xanh giống của Nhật được trồng tại Việt Nam khi xuất khẩu và bán cho các nhà hàng Nhật có giá lên tới 500-700 đồng mỗi lá. Một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu mặt hàng này cho biết để đủ điều kiện xuất khẩu, công ty đã khảo sát địa điểm, nguồn nước, chất đất, xây nhà kính và áp dụng quy trình gieo trồng, sản xuất nghiêm ngặt theo kỹ thuật, công nghệ và chuyên gia Nhật Bản. Bên cạnh yêu cầu khắt khe về kỹ thuật khi trồng, các lá tía tô còn phải được thu hoạch đúng ngày tuổi và có kích cỡ đều tăm tắp, không được rách, nát. Với những lá để quá lứa phải hái bỏ.
Hiện nay, mỗi ngày công ty này xuất khẩu sang Nhật vài chục nghìn lá, đồng thời phải đặt riêng một chỗ với hãng hàng không để đảm bảo ngày nào cũng có sản phẩm xuất sang Nhật Bản
LỢI THẾ VÀ THÁCH THỨC CHO DOANH NGHIỆP VIỆT XUẤT KHẨU NÔNG SẢN TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
Nhờ có sự ưu đãi của thiên nhiên cùng với nâng cao kỹ năng canh tác mà nền nông nghiệp của Việt Nam ngày càng phát triển với chất lượng nông sản ngày càng cao, phù hợp với tiêu chuẩn của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong khoảng thời gian năm 2028-2017, tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp của Việt Nam đạt bình quân 2.66%/năm, năm 2018 đạt 3.76%, năm 2019 đạt 2.2% và năm 2020 đạt 2.65%.
Không chỉ có lợi thế về sản xuất, xuất khẩu nông sản cũng ghi nhận nhiều kết quả khả quan. Đặc biệt, năm 2020, Việt Nam tham gia ký kết nhiều hợp động thương mại quốc tế nâng cao năng lực cung cấp nông sản và mở cửa hội nhập với thế giới.
Nhắc đến xu hướng phát triển kinh tế năm 2020, Thương mại điện tử được xem là bước phát triển đột phá, giúp hàng trăm doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng trì trệ, suy thoái do ảnh hưởng dịch COVID. Mặc dù đã phát triển từ những năm trước, nhưng năm 2020 Thương mại điện tử mới thực sự bùng nổ với nhiều xu hướng mới và nổi bật. Tại Báo cáo xuất khẩu ngành Nông sản Việt Nam, Innovative Hub cũng đề cập đến những lợi thế và thách thức của doanh nghiệp khi xuất khẩu nông sản cũng như những xu hướng Thương mại điện tử nổi bật của Nông sản Việt.
Doanh nghiệp có thể xem bản Preview tại Link dưới hoặc Đăng ký nhận FULL BÁO CÁO TẠI link: https://forms.gle/qsFPw6PqSvdNc1a2A
Từ năm 2010, khi Hiệp định Đối tác kinh tế Việt - Nhật (VJEPA) được triển khai đồng bộ, sẽ có trên 800 dòng sản phẩm nông sản và thủy sản Việt Nam vào Nhật với thuế suất 0%. Tuy nhiên, theo nhiều doanh nghiệp, Nhật cũng là thị trường rất khó tính với những quy trình kiểm tra nghiêm ngặt nên hiện mặt hàng nông sản Việt xuất khẩu tới Nhật chưa nhiều.
Tính đến nay, Việt Nam đã thu về hàng trăm triệu USD từ xuất khẩu rau quả vào thị trường Nhật Bản. Một số mặt hàng nông sản Việt đang được bán với mức giá rất cao như thanh long, xoài, vải thiều, nhãn lồng...